Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi Lo Tôm Chết

Nỗi Lo Tôm Chết
Ngày đăng: 24/06/2012

Do tôm chết kéo dài làm cho không ít bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) gặp khó khăn trong cuộc sống. Nhiều hộ vay vốn ngân hàng để cải tạo và mua giống thả nuôi với mong muốn có được kết quả khả quan. Nhưng tình trạng tôm chết vẫn cứ diễn ra…

Huyện Ngọc Hiển có diện tích nuôi thủy sản trên 24.000 ha. Nnhững năm qua, nhờ nuôi tôm đạt hiệu quả nên nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Nhưng hiện nay, thời tiết thay đổi và môi trường nước nuôi tôm bị ô nhiễm nên tôm nuôi liên tiếp bị chết, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Cán bộ Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Ngọc Hiển kiểm tra tôm nuôi của các hộ nuôi thủy sản vào đầu mùa mưa.

Gia đình bà Phạm Thị Tròn, ấp Rạch Gốc B, thị trấn Rạch Gốc, phải đối mặt với nhiều khó khăn do nạn tôm chết từ 3 tháng nay. Với 3 ha đất nuôi thủy sản, từ đầu năm đến nay, gia đình bà thả trên 40.000 con tôm giống nhưng mỗi con nước chỉ thu hoạch được vài trăm ngàn đồng.

Do điều kiện kinh tế quá khó khăn, tôm nuôi liên tiếp chết nên bà Tròn phải tín chấp ngân hàng vay vốn để mua con giống thả lấp vụ. Gia đình bà Tròn đến nay đã vay trên 20 triệu đồng để nuôi tôm nhưng vẫn trắng tay.

Bà Tròn bộc bạch: “Gia đình nhiều lần cải tạo vuông, mua giống đổ vô nhưng không thu hoạch được gì. Giờ cuộc sống khó khăn lắm, lãi ngân hàng không thanh toán được, thời gian tới gia đình cũng không biết xoay xở làm sao”.

Ông Phan Toàn Thắng, ấp Rạch Gốc B, thị trấn Rạch Gốc, trước đây mỗi con nước thu hoạch tôm nuôi gần 10 triệu đồng, thất nhất cũng khoảng 2 triệu đồng. Nhưng hiện nay, mỗi con nước thu hoạch tôm nuôi chưa đến 500.000 đồng, gia đình đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn bởi vừa phải lo tiền chi tiêu, vừa lo tiền trả nợ việc cải tạo vuông, mua con giống.

Ông Nguyễn Trung Tính, Trưởng Ban nhân dân ấp Rạch Gốc B, thị trấn Rạch Gốc, cho biết, năm nay hầu như tôm thất liên tục. Những năm trước, chết lô này bắt lô khác thả nuôi còn có thu, nhưng giờ thì thất trắng.

Người dân không còn mặn mà với con tôm nữa, nhiều hộ phải cầm cố vuông đi Bình Dương lao động. Điệp khúc tôm chết giờ không còn xa lạ đối với người dân ở huyện Ngọc Hiển. Ở ấp Rạch Gốc B, thị trấn Rạch Gốc có khoảng 100 hộ nuôi tôm, con nước vừa rồi có đến 90% hộ thất trắng.

Kỹ sư Mai Văn Đoan, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Ngọc Hiển, cho biết, do thời tiết thay đổi đột ngột, hệ sinh thái trong vuông nuôi bị phá vỡ dẫn đến sức đề kháng trên cơ thể tôm bị suy giảm, làm cho các vi khuẩn, vi-rút gây hại xâm nhập và phát triển gây ra tình trạng tôm bị bệnh và chết.

Để khắc phục tình trạng này, bà con cần thực hiện những cách sau: Trước khi mưa, bà con nên dùng vôi (CaCO3 với liều lượng 10 - 15 kg/100 m2 hay CaO liều lượng 7 - 10 kg/100 m2) để rải xung quanh bờ nhằm hạn chế phèn. Trong khi mưa, bà con có thể xả bớt lớp nước tầng mặt xuống khoảng 2 tấc để tránh tình trạng gây sốc tôm.

Cuối cùng, bà con có thể sử dụng các loại men vi sinh để nhằm ổn định lại môi trường và xử lý nền đáy vuông. Đối với các loại men vi sinh, bà con nên sử dụng vào khoảng 8 - 9 giờ sáng khi có ánh nắng chiếu xuống vuông, liều lượng bà con tham khảo trong hướng dẫn sử dụng.

Bên cạnh đó, bà con nên chọn con giống có chất lượng tốt ở các cơ sở sản xuất uy tín. Bà con có thể chọn phương pháp tốt hơn là mang mẫu con giống đi xét nghiệm để loại bỏ giống bị nhiễm bệnh trước khi thả nuôi.

Có thể bạn quan tâm

Tránh Tình Trạng “Được Mùa Mất Giá” Tránh Tình Trạng “Được Mùa Mất Giá”

Cá điêu hồng là mặt hàng có sản lượng khá lớn, thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng thủy sản này còn gặp nhiều khó khăn do sự phát triển nóng của ngành hàng, thiếu quy hoạch, chưa có chuỗi giá trị liên kết từ khâu sản xuất, nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm... khiến sản xuất chịu nhiều rủi ro.

07/11/2013
Triển Vọng Từ Đề Tài Nuôi Thử Nghiệm Hải Sâm Trắng Triển Vọng Từ Đề Tài Nuôi Thử Nghiệm Hải Sâm Trắng

Hải sâm trắng là loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Do đặc tính sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm, nên trong những năm qua, loài hải sản này đang bị khai thác với cường độ lớn và có nguy cơ cạn kiệt. Trước thực trạng này, vừa qua Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh) đã triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu nuôi thử nghiệm loài hải sâm trắng. Bước đầu cho thấy những thành công.

07/11/2013
Tôm Hùm Tăng Giá, Người Nuôi Có Được Lợi? Tôm Hùm Tăng Giá, Người Nuôi Có Được Lợi?

Nhiều mặt hàng thủy sản tăng giá trong vòng 1-2 tháng qua đã khiến giới kinh doanh mặt hàng này đưa ra dự báo, nhiều khả năng một số loại thủy sản sẽ lên cơn sốt giá vào cuối năm nay. Nhưng người nuôi có được lợi?

07/11/2013
Triển Khai Các Biện Pháp Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Triển Khai Các Biện Pháp Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Bộ NNPTNT vừa có văn bản yêu cầu các tỉnh, TP có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản đồng bộ.

07/11/2013
Triển Vọng Cây Rong Nho Triển Vọng Cây Rong Nho

Rong nho là đối tượng thủy sản mới, được đưa vào trồng ở địa bàn thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) cách đây 2 năm. Kết quả bước đầu cho thấy rong nho thích hợp với môi trường mặt nước ven đầm Nại, giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng rong sụn.

07/11/2013