Nỗi lo thoái hóa giống cây trồng

Đây là nỗi lo của ngành nông nghiệp và cả người sản xuất.
Xuất hiện tình trạng keo chết hàng loạt
Thời gian gần đây, hiện tượng keo đã hơn một năm tuổi bỗng nhiên chết đứng từng chòm; cá biệt có rừng keo với diện tích trên 2ha nhưng chết tới 80%, gây thiệt hại lớn.
Ông Lê Thanh Hùng, ở thôn Phú Thuận Tây, xã Nghĩa Thuận (Tư Nghĩa), một trong số những hộ trồng rừng bị thiệt hại nặng do keo chết chia sẻ:
“Cũng không biết vì lý do gì mà rừng keo trên 2ha của tôi đã trồng hơn một năm bỗng chết khô giống như bị đốt. Nhiều người cho rằng, do tôi mua phải giống không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, nếu giống dỏm sao nó vẫn sống và phát triển”.
Việc sản xuất giống theo kiểu nhỏ lẻ, không đúng tiêu chuẩn từ giống gốc là một trong những nguyên nhân khiến cây trồng dễ bị thoái hóa.
Không riêng gì ông Hùng mà nhiều nông dân khác cũng gặp tình trạng tương tự. Bà Trần Thị Nhương, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh) cho biết:
“Hồi trước không có, nhưng sao bây giờ keo cũng xảy ra tình trạng chết cây. Phải chi lúc mới trồng xuống chết thì còn đỡ tiếc, đằng này cây lớn bằng bắp tay rồi vẫn chết”.
Vẫn biết là giống cây giâm hom được mua tại vườn, nhưng khi hỏi về nguồn của keo giâm hom được lấy giống gốc từ đâu thì bà Nhương lại không biết.
“Thấy họ ươm bán mà cũng có nhiều người đến mua thì mình mua, rồi tranh thủ đi trồng chứ đâu để ý đến nguồn gốc giống làm gì?, bà Nhương giải thích.
Trao đổi về vấn đề này, ông Đoàn Văn Nhân – Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh, cho biết:
Keo giâm hom là một tiến bộ trong sản xuất giống cây trồng và đến nay kỹ thuật này cũng đã được phổ cập rộng rãi. Tuy nhiên, việc quản lý vườn giống gốc đúng chuẩn còn nhiều bất cập.
Do đó, nhiều đơn vị, hộ gia đình đã tự dùng ngọn non của giống không chuẩn để làm giống nên trong quá trình phát triển sẽ có cây to, cây nhỏ, cao thấp khác nhau và dẫn đến hiện tượng tự đào thải.
Hiện tại vườn giống keo do Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh quản lý có khoảng 3ha và có khả năng đáp ứng được nhu cầu của người dân trong tỉnh.
Song, kể từ khi cây keo trở thành cây có giá trị, giúp nhiều người thoát nghèo và trở nên khấm khá thì phong trào làm vườn ươm cũng phát triển rầm rộ.
Trong khi đó, tâm lý của nông dân lại ưa gần, giá rẻ nên đổi giống cũ để làm hoặc mua phải giống không đảm bảo chất lượng.
Chặt chẽ hơn trong khâu kiểm soát và chọn giống
Theo ông Đoàn Văn Nhân – Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh, tình trạng thoái hóa giống là do khâu quy hoạch sản xuất còn yếu kém, người dân gieo trồng nhiều loại cây trên một cánh đồng dẫn đến sự lai tạp, giao phấn chéo.
Đặc biệt yếu tố cơ giới như điều kiện thu hoạch, phơi sấy, bảo quản… không đảm bảo là nguyên nhân chính khiến cho giống bị thoái hóa.
“Tất cả các loại giống nói chung sau một thời gian sản xuất đều có biểu hiện thoái hóa những đặc điểm tốt. Do đó, cần phải liên tục chọn lọc và duy trì những hạt giống tốt cho nông nghiệp.
Từ những dòng tốt mới duy trì và sản xuất ra những cấp hạt giống nguyên chủng và cấp xác nhận để sản xuất đại trà. Tuy nhiên, việc quản lý cấp hạt giống lâu nay còn rất nhiều bất cập.
Hiện tại có quá nhiều cơ quan, đơn vị không tuân thủ theo các quy trình sản xuất vì họ không có cơ sở để sản xuất, chọn lọc, duy trì bầu dục và giữ giống gốc”, ông Đoàn Văn Nhân phân tích.
Muốn giống cây trồng đạt chất lượng thì việc quản lý giống gốc là rất quan trọng.
Thế nhưng, để làm được vấn đề này thì ngành nông nghiệp cần tăng cường kiểm soát, đồng thời có nhiều biện pháp chặt chẽ hơn trong khâu giống để hạn chế tình trạng giống kém chất lượng tuồn ra thị trường.
Bên cạnh đó, người nông dân cũng cần tìm hiểu rõ nguồn gốc của giống trước khi mua và không nên đánh đồng các loại giống với nhau.
Bởi trên nhãn mác của hai đơn vị sản xuất cùng một loại giống có thể giống nhau về chất lượng, nhưng nguồn gốc của giống gốc có thể khác nhau.
Có thể bạn quan tâm

Tại Hội nghị sơ kết tái canh cà phê do Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) phối hợp với một số tỉnh Tây Nguyên tổ chức mới đây, có những thông tin vừa mừng vừa lo.

Con dúi (nu) nuôi ở xã Tà Nung, Đà Lạt thuộc loài động vật hoang dã đã được thuần hóa từ các trại giống ở tỉnh Đồng Nai. Với Đề tài “Xây dựng mô hình nuôi dúi (nu) theo hướng an toàn dịch bệnh”; từ tháng 7/2013, Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt đã hỗ trợ 250 triệu đồng cho 11 hộ nông dân xã Tà Nung, mỗi hộ mua 32 con dúi giống về nuôi.

Nghị quyết 30a của Chính phủ ra đời nhiều năm qua đã thực sự tạo ra sức bật mới cho đồng bào dân tộc các huyện nghèo trong tỉnh vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh những hợp phần quan trọng như đào tạo nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng... thì hỗ trợ phát triển sản xuất vẫn được ưu tiên số 1.

Hiện đang vào vụ nuôi vịt mùa lũ để tận dụng thức ăn tự nhiên nên khoảng 2 tuần nay, giá vịt con các loại tăng thêm 2.000-4.000đ mỗi con.

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt đề án “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc và gia cầm giai đoạn 2014-2018” để triển khai mô hình những vùng chăn nuôi “nói không” với dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nhằm đảm bảo thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và xuất khẩu.