Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi lo mất mùa cà phê

Nỗi lo mất mùa cà phê
Ngày đăng: 11/09/2015

Thống kê của cơ quan chuyên môn, toàn tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 79.770 ha cà phê, tập trung chủ yếu tại các huyện phía Tây của tỉnh. Trong đó diện tích cà phê đang trong giai đoạn kinh doanh là 76.522 ha, còn lại là cà phê đang trong giai đoạn tái canh trồng mới thay thế những vườn già cỗi.

Hiện nay cà phê đang trong giai đoạn nuôi quả xanh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của tình hình khô hạn, thiếu nước tưới từ đầu vụ dẫn đến nhiều diện tích cà phê bị ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển.

Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc, bón phân, tưới nước cũng gặp không ít những khó khăn; đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi các loại rầy - rệp, nhất là bệnh rụng quả cà phê khiến nhiều nông dân không khỏi lo lắng trước nguy cơ mất mùa.

Thống kê của Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh, hiện tại toàn tỉnh đã có gần 1.500 ha cà phê nhiễm bệnh rụng quả, với tỷ lệ rụng trung bình khoảng 3%, cá biệt có nơi diện tích nhiễm bệnh khoảng 10%. Diện tích nhiễm bệnh không tập trung mà phân tán ở hầu hết các vùng trồng cà phê trong tỉnh, vì vậy người trồng cà phê và cơ quan chuyên môn đang tập trung các biện pháp phòng trừ để hạn chế tình trạng rụng quả ảnh hưởng đến năng suất.

Cũng theo Chi cục bảo vệ thực vật, nguyên nhân dẫn đến bệnh rụng quả cà phê là theo quy luật tự nhiên. Khi quả cà phê bắt đầu hình thành nhân và tăng mạnh về thể tích gây ra sự chèn ép quả trong chùm và thải ra những quả kém dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, do nông dân bón phân không cân đối, đầy đủ; mưa kéo dài nhiều cây không hút được dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng rụng quả, các vườn vệ sinh cắt cành không được thông thoáng, thiếu ánh sáng… tạo điều kiện cho nấm than thư gây hại hay những vườn bị rệp sáp, rệp vảy gây hại nặng…

Đang chăm sóc lại vườn cà phê của gia đình, ông Nguyễn Văn Sơn - thôn 1, xã Ia Blang (huyện Chư Sê) cho hay: Nhà trồng gần 1 ha cà phê từ nhiều năm nay, năm nào cũng có hiện tượng rụng quả nhưng tỷ lệ rụng thấp và không nhiều như năm nay.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do thời tiết năm nay mưa không đều nên sinh ra các loại rầy, rệp, nấm hồng, nấm tảo. Dù gia đình đã bỏ ra hơn 1 triệu đồng để mua các loại thuốc bảo vệ thực vật phun thuốc phòng trừ các loại rầy - rệp 2 lần nhưng đến nay vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi.

Để giảm thiểu tối đa thiệt hại do bệnh rụng quả trên cây cà phê trong niên vụ 2015-2016, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh cũng đã có những khuyến cáo, thông báo, cảnh báo hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh rụng quả, như thường xuyên kiểm tra xác định đúng nguyên nhân gây ra bệnh rụng quả để chọn giải pháp phòng trừ; thường xuyên cắt tỉa cành, nhất là những cành có mật độ rệp cao.

Bón đúng đủ các loại phân để cây phát triển tốt tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn chế bệnh rụng quả…


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Kiểm Soát Việc Nuôi Chồn Nhung Đen Tăng Cường Kiểm Soát Việc Nuôi Chồn Nhung Đen

Thời gian qua, tại một số địa phương, người dân đã tự phát nuôi Guinea pig hay còn gọi là chồn nhung đen để lấy thịt. Tuy nhiên, hiện nay chồn nhung đen chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn. Do vậy chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của chồn nhung đen, đồng thời cũng chưa có căn cứ kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này.

19/12/2012
Người Nông Dân Giàu Lòng Nhân Ái Người Nông Dân Giàu Lòng Nhân Ái

Ông Bùi Văn Viên, ở thôn Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải không chỉ được người dân trong vùng biết đến với tính cần cù, làm kinh tế giỏi, mà còn nhiệt tình tham gia công tác đoàn thể ở địa phương và tấm lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

30/07/2013
Nuôi Cá Lóc Tự Phát Gây Ô Nhiễm Môi Trường Ở Mỹ Đức (Bình Định) Nuôi Cá Lóc Tự Phát Gây Ô Nhiễm Môi Trường Ở Mỹ Đức (Bình Định)

Nuôi cá lóc mang lại thu nhập tương đối khá nên nhiều hộ dân ở các đội 7, 8 và 9 thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ - Bình Định) đã đổ xô đào ao, trải bạt nuôi cá lóc trong vườn nhà. Việc nuôi cá không theo quy hoạch đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.

20/12/2012
Nhiều Mô Hình Ứng Dụng GAP Thành Công Nhiều Mô Hình Ứng Dụng GAP Thành Công

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.

30/07/2013
“Mùa Vàng” Với Người Trồng Sắn Sóc Trăng “Mùa Vàng” Với Người Trồng Sắn Sóc Trăng

Đến thời điểm này, những hộ nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở 4 ấp thuộc xã An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) đạt lợi nhuận gần 50 triệu đồng/công sau khi trừ chi phí. Đây được xem là “mùa vàng” với người trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông khi giá bán đạt... “kỷ lục” 7.000 đồng/kg!

21/12/2012