Nỗi lo mất mùa cà phê

Thống kê của cơ quan chuyên môn, toàn tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 79.770 ha cà phê, tập trung chủ yếu tại các huyện phía Tây của tỉnh. Trong đó diện tích cà phê đang trong giai đoạn kinh doanh là 76.522 ha, còn lại là cà phê đang trong giai đoạn tái canh trồng mới thay thế những vườn già cỗi.
Hiện nay cà phê đang trong giai đoạn nuôi quả xanh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của tình hình khô hạn, thiếu nước tưới từ đầu vụ dẫn đến nhiều diện tích cà phê bị ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển.
Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc, bón phân, tưới nước cũng gặp không ít những khó khăn; đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi các loại rầy - rệp, nhất là bệnh rụng quả cà phê khiến nhiều nông dân không khỏi lo lắng trước nguy cơ mất mùa.
Thống kê của Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh, hiện tại toàn tỉnh đã có gần 1.500 ha cà phê nhiễm bệnh rụng quả, với tỷ lệ rụng trung bình khoảng 3%, cá biệt có nơi diện tích nhiễm bệnh khoảng 10%. Diện tích nhiễm bệnh không tập trung mà phân tán ở hầu hết các vùng trồng cà phê trong tỉnh, vì vậy người trồng cà phê và cơ quan chuyên môn đang tập trung các biện pháp phòng trừ để hạn chế tình trạng rụng quả ảnh hưởng đến năng suất.
Cũng theo Chi cục bảo vệ thực vật, nguyên nhân dẫn đến bệnh rụng quả cà phê là theo quy luật tự nhiên. Khi quả cà phê bắt đầu hình thành nhân và tăng mạnh về thể tích gây ra sự chèn ép quả trong chùm và thải ra những quả kém dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, do nông dân bón phân không cân đối, đầy đủ; mưa kéo dài nhiều cây không hút được dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng rụng quả, các vườn vệ sinh cắt cành không được thông thoáng, thiếu ánh sáng… tạo điều kiện cho nấm than thư gây hại hay những vườn bị rệp sáp, rệp vảy gây hại nặng…
Đang chăm sóc lại vườn cà phê của gia đình, ông Nguyễn Văn Sơn - thôn 1, xã Ia Blang (huyện Chư Sê) cho hay: Nhà trồng gần 1 ha cà phê từ nhiều năm nay, năm nào cũng có hiện tượng rụng quả nhưng tỷ lệ rụng thấp và không nhiều như năm nay.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do thời tiết năm nay mưa không đều nên sinh ra các loại rầy, rệp, nấm hồng, nấm tảo. Dù gia đình đã bỏ ra hơn 1 triệu đồng để mua các loại thuốc bảo vệ thực vật phun thuốc phòng trừ các loại rầy - rệp 2 lần nhưng đến nay vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi.
Để giảm thiểu tối đa thiệt hại do bệnh rụng quả trên cây cà phê trong niên vụ 2015-2016, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh cũng đã có những khuyến cáo, thông báo, cảnh báo hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh rụng quả, như thường xuyên kiểm tra xác định đúng nguyên nhân gây ra bệnh rụng quả để chọn giải pháp phòng trừ; thường xuyên cắt tỉa cành, nhất là những cành có mật độ rệp cao.
Bón đúng đủ các loại phân để cây phát triển tốt tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn chế bệnh rụng quả…
Có thể bạn quan tâm

An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó cây màu phát triển rất mạnh và còn nhiều tiềm năng. Để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng đó, đặc biệt là tạo ra sản phẩm sạch chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tỉnh đang triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số địa phương, trong đó huyện An Phú được chọn thí điểm 2 mô hình ở xã Phú Hữu và Khánh An.

Sau nhiều năm nghiên cứu, tiếp thu khoa học công nghệ mới, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (trên địa bàn xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa) đã chủ động ứng dụng công nghệ dùng men vi sinh sản xuất tôm giống sạch; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất đa dạng đối tượng giống thủy sản phục vụ nhu cầu thả nuôi luân canh, xen canh với tôm sú.

Theo lịch thời vụ, các hồ đã tiến hành thả tôm giống đợt 1 năm 2013 được gần 20 ngày. Nhưng nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh hiện vẫn án binh bất động. Nhiều diện tích hồ nuôi tôm trên cát bỏ hoang phế vì liên tục thất bại.

Khi người dân nhiều vùng nuôi tôm kêu trời không thấu vì dịch bệnh tôm chết liên miên, giá cả lên xuống thất thường, thì những con người thầm lặng thuở nào bám giữ ruộng đồng và nặng tình với con cá có thể ung dung "kê cao gối ngủ". Bởi con cá đồng sau một thời gian chìm nổi đã bắt đầu tìm lại chỗ đứng của mình như một sự tưởng thưởng xứng đáng cho công khó nhọc của người nông dân.

Những năm gần đây, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh đã góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo cho hội viên nông dân và từng bước thay đổi diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương.