Nơi Hội Tụ Sản Phẩm Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Hôm qua (24.4), Hội chợ giống, vật tư, thiết bị và sản phẩm nông nghiệp Hà Nội năm 2014 đã chính thức khai mạc tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội.
Tham gia hội chợ lần này là hơn 200 đơn vị, doanh nghiệp (DN) tiêu biểu trong ngành nông nghiệp của thủ đô Hà Nội nhằm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đến người dân.
Ông Phan Minh Nguyệt - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Hadico) cho biết, các DN đã chuẩn bị rất kỹ để trình diễn sản phẩm của mình tại hội chợ lần này, trong đó có Hadico.
Đơn vị này đã mang đến trình diễn rất nhiều sản phẩm mới được người dân ưa chuộng như rau muống tiến vua, trứng gà sạch… Bà Tạ Thu Hương, đại diện DN tư nhân Hùng Hương đưa đến hội chợ là sản phẩm thương hiệu nón Làng Chuông nổi tiếng. Bằng công nghệ hiện đại DN Hùng Hương đã sản xuất ra sản phẩm nón lá chất lượng cao thân thương tới người dân Hà Nội và cả thế giới.
Tham gia hội chợ, ngoài những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của thủ đô, còn có sự tham gia giới thiệu sản phẩm của ngành nông nghiệp các địa phương là vệ tinh cung cấp sản phẩm vào thị trường Hà Nội trong những năm qua như thương hiệu gà đồi Yên Thế (Bắc Giang), gà Đông Tảo (Hưng Yên), mật ong Sơn La, rau sạch Vĩnh Phúc, nếp Tú Lệ (Yên Bái)… nông sản thực phẩm chất lượng cao và các sản phẩm tiêu biểu về giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt của các công ty và đơn vị hàng đầu của Việt Nam và quốc tế.
Phát biểu khai mạc, ông Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội khẳng định, hội chợ nông nghiệp lần này đã cơ bản giới thiệu được những thành tựu của ngành nông nghiệp thủ đô tới nhân dân.
Hội chợ của Hà Nội lần này là cơ hội lớn để ngành nông nghiệp các tỉnh lân cận tham gia giới thiệu quảng bá sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đến với người tiêu dùng thủ đô.
Ông An Văn Khanh - Cục phó Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT) nhận xét, Hà Nội là thị trường lớn đối với các tỉnh phía Bắc nên hội chợ của Hà Nội lần này là cơ hội lớn để ngành nông nghiệp các tỉnh lân cận tham gia giới thiệu quảng bá sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đến với người tiêu dùng thủ đô.
Khi Hà Nội liên kết chặt chẽ với các tỉnh sẽ tạo được chuỗi sản phẩm sạch từ sản xuất đến tiêu thụ, giúp Hà Nội giảm tải sản xuất trực tiếp nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Trong ngày hôm nay (25.4), Hội thảo “Nhịp cầu nhà nông” nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và trao đổi hợp tác nông nghiệp với các tỉnh bạn sẽ được Hà Nội tổ chức. Hội thảo sẽ giúp xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm khép kín nhằm đảm bảo tốt nhất vệ sinh thực phẩm, sản xuất giống, vật tư, thiết bị, và sản phẩm nông nghiệp.
Hội chợ nông nghiệp Hà Nội lần này sẽ diễn ra từ 24 - 27.4.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Trà Vinh vừa có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hỗ trợ 80 tấn hóa chất Chlorine để xử lý mầm bệnh, xử lý môi trường vùng nuôi tôm nước lợ của tỉnh. Hiện diện tích tôm chết trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã có dấu hiệu lây lan, phải được khống chế kịp thời, nhưng lượng hóa chất Chlorine của Bộ NN&PTNT cấp cho tỉnh năm 2012 đến nay đã sử dụng hết.

Nhiều ý kiến cho rằng nếu cứ mãi duy trì kiểu độc quyền xuất khẩu gạo như hiện nay thì chỉ làm cho giá gạo ngày càng xuống thấp và người chịu thiệt vẫn là nông dân

Ngày 06/5/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Hội Nông dân phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôi sò huyết thương phẩm cho bà con nông dân. Tham dự lớp tập huấn có trên 40 hội viên, nông dân tại địa phương.

Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tiềm năng về kinh tế. Ngoài sản lượng lúa ổn định hàng năm trên 2,8 triệu tấn, thủy sản là thế mạnh thứ hai với chủ lực là con cá tra, mỗi năm xuất khẩu sản phẩm đông lạnh trên dưới 120.000 tấn. Những năm gần đây, con tôm càng xanh được lãnh đạo các địa phương quan tâm với mô hình nuôi trên ruộng lúa mùa nước nổi. Diện tích nuôi tôm ngày càng gia tăng. Giá trị kinh tế từ con tôm càng xanh ngày càng được khẳng định.

Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư, nhưng nếu chỉ nuôi đơn thuần chồn hương lấy thịt thì hiệu quả không cao. Tại xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước), anh Đặng Ngọc Tuân đã gây dựng mô hình nuôi chồn hương lấy thịt, giống, đặc biệt kết hợp sản xuất cà phê chồn mang lại tiền tỷ.