Nỗ Lực Bảo Vệ Lúa Hè Thu, Thu Đông

Toàn tỉnh hiện còn gần 3.000ha lúa hè thu chưa thu hoạch và gần 30.000ha lúa thu đông đã xuống giống. Do đang vào cao điểm của mùa lũ nên nhiều diện tích lúa của tỉnh đang có nguy cơ thiệt hại. Hiện nay, nỗ lực bảo vệ lúa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các địa phương.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đồng Tháp cho biết, hiện nước lũ thượng nguồn sông Mê Kông và trên hệ thống sông rạch vùng thượng nguồn đã lên nhanh và cao hơn cùng kỳ năm rồi từ 0,5 - 1m. Nhiều nơi lũ đã vượt mức báo động 1 sớm hơn cùng kỳ gần 1 tháng.
“Nước chụp” quá nhanh và bất ngờ ở đê bao khu 1, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự cũng đã làm mất trắng gần 78ha lúa và gần 61ha khác chỉ thu hoạch được hơn 50% năng suất. Nhiều tiểu vùng đê bao khác đã và đang bị nước lũ uy hiếp.
Tính đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được trên 195 ngàn ha/198ha lúa hè thu. Hiện nay, còn gần 3 ngàn ha đang chuẩn bị thu hoạch và gần 30.000ha lúa thu đông sớm đã xuống giống, trong đó nhiều diện tích có nguy cơ bị ngập úng do nước lũ tràn về.
Ông Khương Lê Bình - Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đồng Tháp cho biết: “Lũ năm nay không bất thường nhưng mực nước cao hơn cùng thời điểm năm rồi và nhiều năm trước đó. Chúng tôi đã bố trí cán bộ kỹ thuật túc trực và làm bản tin thủy văn hàng ngày, cộng tác cùng các cơ quan truyền thông để thông tin hàng ngày cho nhân dân biết.
Dự báo trong những tháng cuối năm, thời tiết, thủy văn sẽ còn diễn biến phức tạp, triều cường cao nhất sẽ xuất hiện vào giữa tháng 10 và có khả năng xảy ra triều cường kết hợp với lũ thượng nguồn, mưa tại chỗ, gió sẽ làm cho mực nước tiếp tục lên cao.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã đến khảo sát một số khu vực xung yếu ở huyện Tân Hồng và Tam Nông.
Qua đó, Chủ tịch UBND chỉ đạo các ngành, các địa phương cần triển khai cấp bách các biện pháp ứng phó với lũ sớm và triều cường; tiến hành gia cố các tuyến đê bao; vận động nông dân chủ động đắp chắn các máng bơm nước, không để nước lũ tràn vào gây thiệt hại cho cây lúa, khẩn trương thu hoạch dứt điểm diện tích lúa hè thu trước khi nước lũ dâng cao.
Đồng thời, các địa phương phải đặc biệt chú ý tình hình sạt lở bờ sông, sạt lở cụm, tuyến dân cư đang diễn ra phức tạp, tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân.
Lãnh đạo huyện Tân Hồng cho biết, theo kế hoạch huyện gieo sạ 8.665ha lúa thu đông, đến thời điểm này đã xuống giống trên 6.500ha, đạt trên 75% kế hoạch, tập trung tại các xã Tân Công Chí, Tân Phước và Tân Thành A, B. Mặc dù địa phương đã tuyên truyền, vận động nông dân chỉ sản xuất ở vùng có đê bao ăn chắc nhưng nông dân cũng tự phát xuống giống khoảng hơn 400 ha trong các đê bao chưa an toàn. Hiện hầu hết diện tích lúa vụ 3 chưa bị lũ đe dọa, tuy nhiên, có một số đoạn đê bao còn yếu, huyện đang tích cực kiểm tra, gia cố.
Huyện Tam Nông đã cơ bản thu hoạch dứt điểm lúa hè thu, đồng thời xuống giống lúa thu đông hơn 4.000/9.600ha theo kế hoạch, dự kiến chậm nhất đến ngày 10/9 sẽ xuống giống dứt điểm. Theo Phòng Nông nghiệp huyện, ngoài tập trung bảo vệ an toàn cho diện tích lúa thu đông vào giai đoạn chính vụ, huyện cũng đang hướng đến giảm dần diện tích lúa thu đông, thay vào đó là trồng các cây màu phù hợp để tập trung cho vụ đông xuân và hè thu.
Có thể bạn quan tâm
Năm 1966, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai Nguyễn Văn Thắng lên đường tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh. Năm 1970 trong một trận đánh ác liệt tại chốt cầu Khởi, ông Thắng bị thương phải về bệnh viện dã chiến K116 điều trị. Đến năm 1972, ông Thắng xuất ngũ trở về quê hương tại thôn An Bản, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Sau 2 năm tiến hành nuôi thử nghiệm, sáng 28/7, Trung tâm Thủy sản Điện Biên và Sở Khoa học & Công nghệ đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả và khả năng nhân rộng Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm Hemibarus gattaus thương phẩm trong ao” (sau đây gọi tắt là dự án nuôi cá lăng thương phẩm).
Nhằm tìm ra những đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần đa dạng cơ cấu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, đầu tháng 7/2015, Trung tâm Thủy sản triển khai thí điểm mô hình “nuôi cá chạch đồng trong ao” bằng nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh với tổng kinh phí thực hiện trên 400 triệu đồng.

Đó là nội dung được rất nhiều đại biểu đưa ra thảo luận tại hội nghị "Triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020" do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 22-7.

"Bại hoại với diện tích ao nuôi chỉ khoảng 20% và số thành công những ao nuôi này chỉ 60%. Cũng có hộ nuôi thành công cao hơn nhưng nhờ hạ tầng kỹ thuật tốt, có kiểm soát khuẩn hại và nuôi với mật độ vừa phải. Đến nay, hơn 70% diện tích ao nuôi bỏ trống, nhiều hộ dân, trang trại bỏ nghề, có cơ sở tháo chạy hoàn toàn" - ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh nói về những khó khăn với hội viên của mình 6 tháng đầu năm nay.