Ninh Thuận quy hoạch đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bền vững

Theo quy hoạch, trong giai đoạn từ 2015 - 2016, tỉnh Ninh Thuận sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất cỏ với quy mô 315 ha, gắn liền với vùng chăn nuôi gia súc có sừng, với sản lượng cỏ hằng năm đạt 56.700 tấn.
Giai đoạn tiếp theo 2017 - 2020, toàn tỉnh sẽ bố trí khoảng 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc có sừng tập trung, với đàn bò 55.000 con, đàn dê 35.000 con, đàn cừu 60.000 con. Tỉnh sẽ phát triển vùng chăn nuôi gắn liền với đồng cỏ chiếm khoảng 60 - 70% tổng đàn gia súc có sừng.
Quy hoạch có tổng kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng, thực hiện tại 6 huyện, gồm: Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam và Thuận Bắc.
Có thể bạn quan tâm

Phát biểu tại diễn đàn các doanh nghiệp nông nghiệp, được Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 15-10 ở Hà Nội, chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN Nguyễn Thành Long cho biết hiện lượng đường tồn kho rất lớn, trước đây mỗi tháng doanh nghiệp có thể tiêu thụ 130.000-140.000 tấn đường, nhưng hiện chỉ tiêu thụ được trên 60.000 tấn, số còn lại là thị phần của đường lậu.

Đó là con số nhập khẩu thịt của VN trong năm 2014 được ông Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi VN, đưa ra tại hội thảo “Cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi VN khi tham gia TPP” trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm quốc tế chăn nuôi VN (Vietstock 2014) diễn ra ngày 15-10 ở TP.HCM.

Như NNVN ngày 9/10 đã thông tin trong bài: "Không có chuyện rau quả VN có nguy cơ cấm XK sang EU", trong đó, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết, từ đầu năm đến nay chỉ có 3 lô hàng rau gia vị của VN gồm húng quế, ớt, cần tây, khổ qua (mướp đắng) và ngò gai xuất sang EU bị phát hiện nhiễm các loại côn trùng gây hại, đa số là nhiễm ruồi đục quả.

Hiệp hội Trái cây VN (Vinafruits) cho biết, mặc dù các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc..., liên tục mở cửa cho trái cây tươi của VN, thế nhưng sản lượng XK vẫn chưa đạt được kỳ vọng.

Xin được nói luôn, “ngơ ngơ đội nón” chính là những “cô” bò sữa, những thí sinh tham dự cuộc thi hoa hậu bò sữa, được tổ chức bởi Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La). Cuộc thi này đang gây tranh cãi bởi chính cái tên của nó: “Hoa hậu”. Người thì cho rằng, cuộc thi hoa hậu trên đất nước này chỉ có một, đó là dành cho người, chứ còn “bò thì hoa hậu cái gì!”.