Ninh Thuận quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi

Theo đó, giai đoạn 2015 - 2016, hình thành vùng chuyên canh sản xuất cỏ với quy mô 315 ha, gắn với vùng chăn nuôi gia súc có sừng, sản lượng cỏ hàng năm đạt khoảng 56.700 tấn. Giai đoạn 201 - 2020 phát triển vùng chăn nuôi gia súc gắn liền với đồng cỏ chiếm khoảng 60 - 70% tổng đàn gia súc có sừng đến năm 2020. Trong đó, huyện Bác Ái 700 ha, Ninh Sơn 220 ha, Ninh Hải 50 ha, Ninh Phước 100 ha, Thuận Bắc 460 ha, Thuận Nam 400 ha.
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện trên 1.006 tỷ đồng, bao gồm vốn từ các dự án, chương trình ưu tiên về phát triển chăn nuôi và chi phí xây dựng đồng cỏ, chuồng trại. Qua đó, nhằm mục tiêu phát triển chăn nuôi gia súc đảm bảo bền vững, an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, đạt hiệu quả cao về kinh tế. Đông thời thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành chăn nuôi…
Có thể bạn quan tâm

Để đảm bảo một vụ tôm nuôi hiệu quả, ngay đầu năm Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh hướng dẫn nông dân bám đúng lịch thời vụ, đồng thời áp dụng tốt về kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Bên cạnh việc tập trung cải tạo ao đầm, nông dân còn chú trọng đến chất lượng con giống.

Thông tin từ Ban quản lý Cảng Hòn Rớ (Khánh Hòa), trong dịp Tết năm nay, sản lượng cá cơm ngư dân khai thác được cao hơn cùng thời điểm này những năm trước. Từ ngày 16 đến 24-2 (tức từ 28 đến mùng 6 Tết), trung bình mỗi ngày có 3 tàu thu mua cá cơm cập cảng Hòn Rớ, mang theo khoảng hơn 2 tấn cá cơm.

Thời gian qua, Trung tâm Thủy sản tỉnh Bình Phước (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đã tích cực nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản nước ngọt các loại, đáp ứng nhu cầu con giống trên địa bàn tỉnh. Với nguồn giống tại chỗ, hàng năm trung tâm còn thả bổ sung thủy sản vào các hồ chứa lớn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Anh Huỳnh Văn Vỹ, thuyền trưởng tàu cá BTh-98794TS, 350CV, ngụ tại xã Tam Thanh (Phú Quý) vui vẻ cho biết: “Tàu chúng tôi xuất bến Cảng Phú Quý ngày 29 tháng chạp năm Giáp Ngọ 2014. Đánh bắt xuyên Tết được hơn 6 tấn cá chàm. Khi liên lạc với đất liền, biết giá cá ở Phan Thiết cao hơn ở Phú Quý nên quyết định đưa tàu vào đây. Với giá bán 40.000 đồng/kg, chúng tôi thu về 240 triệu đồng”.

Theo báo cáo và nghiên cứu tại các tỉnh có nuôi cá chạch bùn, trong quá trình nuôi chưa phát hiện các loại bệnh mới. Người dân có thể yên tâm tiếp tục phát triển nuôi cá chạch bùn, tuy nhiên, cần áp dụng theo đúng các quy trình kỹ thuật nuôi và khuyến cáo của các nhà khoa học.