Ninh Thuận quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi

Theo đó, giai đoạn 2015 - 2016, hình thành vùng chuyên canh sản xuất cỏ với quy mô 315 ha, gắn với vùng chăn nuôi gia súc có sừng, sản lượng cỏ hàng năm đạt khoảng 56.700 tấn. Giai đoạn 201 - 2020 phát triển vùng chăn nuôi gia súc gắn liền với đồng cỏ chiếm khoảng 60 - 70% tổng đàn gia súc có sừng đến năm 2020. Trong đó, huyện Bác Ái 700 ha, Ninh Sơn 220 ha, Ninh Hải 50 ha, Ninh Phước 100 ha, Thuận Bắc 460 ha, Thuận Nam 400 ha.
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện trên 1.006 tỷ đồng, bao gồm vốn từ các dự án, chương trình ưu tiên về phát triển chăn nuôi và chi phí xây dựng đồng cỏ, chuồng trại. Qua đó, nhằm mục tiêu phát triển chăn nuôi gia súc đảm bảo bền vững, an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, đạt hiệu quả cao về kinh tế. Đông thời thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành chăn nuôi…
Có thể bạn quan tâm

Sáng 7.10 tại Hà Nội, Ban tổ chức Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” đã tổ chức họp báo giới thiệu Chương trình bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015”. Đây là năm thứ ba chương trình được tổ chức.

Tàu cá QNa 90208 của ngư dân Trần Công Tăng (thôn Hòa Bình, xã Tam Hòa, Núi Thành) bị chìm gây thiệt hại nặng trong bão số 3 vừa qua đã thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự cần thiết của việc tham gia bảo hiểm.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết, trước yêu cầu về kiểm tra nhanh về tồn dư chất cấm (chất tạo nạc, tăng trọng) trong chăn nuôi.

Thông tin phía đối tác Đài Loan (TQ) vừa trả lại 80 tấn chè cho các doanh nghiệp Lâm Đồng vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản phẩm vượt quá ngưỡng cho phép vào giữa tháng 7 vừa qua.

Khi tham gia TPP, 2 sản phẩm yếu thế nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt bò và thịt lợn, vì giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu.