Ninh Thuận quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi

Theo đó, giai đoạn 2015 - 2016, hình thành vùng chuyên canh sản xuất cỏ với quy mô 315 ha, gắn với vùng chăn nuôi gia súc có sừng, sản lượng cỏ hàng năm đạt khoảng 56.700 tấn. Giai đoạn 201 - 2020 phát triển vùng chăn nuôi gia súc gắn liền với đồng cỏ chiếm khoảng 60 - 70% tổng đàn gia súc có sừng đến năm 2020. Trong đó, huyện Bác Ái 700 ha, Ninh Sơn 220 ha, Ninh Hải 50 ha, Ninh Phước 100 ha, Thuận Bắc 460 ha, Thuận Nam 400 ha.
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện trên 1.006 tỷ đồng, bao gồm vốn từ các dự án, chương trình ưu tiên về phát triển chăn nuôi và chi phí xây dựng đồng cỏ, chuồng trại. Qua đó, nhằm mục tiêu phát triển chăn nuôi gia súc đảm bảo bền vững, an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, đạt hiệu quả cao về kinh tế. Đông thời thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành chăn nuôi…
Có thể bạn quan tâm

Cây sơ ri (tên khoa học là Malpighia emarginata DC, tiếng Anh là acerola) có nguồn gốc ở Yucatan (Đông Nam Mexico), đã được trồng ở nhiều nơi như: Nam Peru, Đông Nam Brazil, các Bang Texas và Florida (Hoa Kỳ), Quần đảo Canary, Ghana, Ethiopia, Madagascar, Zanzibar, Sri Lanka, Taiwan, India, Indonesia, Hawaii, Australia, Việt Nam…

Tiết kiệm tối đa nhân công, thời gian tưới nước, chi phí mua nhiên liệu chạy máy bơm… do hệ thống phun tưới tự động mang lại, đã khiến một bộ phận nông dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) trở thành những chủ nhân của công nghệ tưới nước hiện đại này trên ruộng của mình.

Tại hội nghị tổng kết dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc” diễn ra hôm 4-12, hầu hết ý kiến của các đại biểu đều cho rằng, nếu dự án này được triển khai rộng rãi thì người dân sẽ được lợi nhiều mặt.

Ngoài ra, để góp phần vào sự phát triển bền vững của lĩnh vực nông nghiệp, các ngành hữu quan đã xây dựng nhiều mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ sinh thái, mô hình sản xuất lúa sử dụng phân hữu cơ...

Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2013-2014 bắt đầu triển khai xuống giống trà 1 vào ngày 25/12. Thế nhưng, nhiều nông dân huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam vẫn loay hoay với nỗi lo thiếu giống và tình hình vật tư nông nghiệp tăng cao.