Ninh Bình xây dựng thành công mô hình ương nuôi cá giống tập trung

Chương trình “Xây dựng mô hình điểm vùng ương giống cá Chép tại huyện Yên Mô” được Trung tâm giống thủy sản nước ngọt triển khai trên diện tích 2 ha với 6 hộ tham gia.
Các hộ nông dân được hỗ trợ cá bột, thức ăn, thuốc phòng bệnh đồng thời được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình kỹ thuật từ khâu cải tạo ao, thả giống, chăm sóc đến quản lý ao nuôi và theo dõi các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Kết quả sau sau hơn 4 tháng ương nuôi, cá Chép giống ở các hộ đạt khối lượng trung bình 48 - 51g/con, tỷ lệ sống 66 - 69%, sản lượng ước đạt trên 12.000kg, tương đương với khoảng 24 vạn con cá giống.
Như vậy, lợi nhuận từ 1 ha ương nuôi cá chép giống ước đạt khoảng 100 triệu đồng.
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở tỉnh ta đang phát triển khá nhanh về diện tích, sản lượng cũng như giá trị. Do vậy, nhu cầu con giống ngày một tăng cao, sản xuất giống tại chỗ hiện chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là các giống thủy sản chủ lực.
Việc xây dựng thành công mô hình ương nuôi cá giống tập trung tại xã Yên Thắng huyện Yên Mô là cơ sở để nhân rộng ra các địa bàn khác, hình thành những vùng ương cá giống tập trung, đáp ứng nhu cầu giống cá chất lượng tại chỗ cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, Cà Mau. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống. Trong đó phải kể đến ông Trần Văn Ðường, ngụ ấp Ðông Hưng là một trong những hộ nuôi dê đầu tiên của xã.

Nhìn những quả na dai to đều, nặng trĩu khắp các cành cao, cành thấp mới cảm nhận được nỗ lực chịu thương, chịu khó học hỏi không ngừng của vợ chồng anh Nguyễn Văn Thuyết để có được những bí quyết hay và thành quả của ngày hôm nay.

Đây là mô hình nằm trong chương trình Đề án về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng nhằm mục tiêu tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp người nuôi từng bước tiếp cận với phương thức sản xuất mới từ đó nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Cá chày mắt đỏ là một trong những loài cá bản địa sống ở các sông, hồ tự nhiên khu vực phía Bắc, đến nay trở nên quý hiếm do sản lượng ngày càng suy kiệt. Việc nhân giống cá chày mắt đỏ và phổ biến quy trình nhân giống có ý nghĩa lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học tự nhiên, đồng thời gợi mở cho các hộ nuôi trồng thủy sản một hướng phát triển kinh tế tiềm năng.

Nằm ở lưu vực sông Sêrêpôk đoạn qua xã Ea Na, huyện Krông Ana, nơi nối liền hai huyện Krông Ana (tỉnh Dak Lak) và huyện Krông Nô (tỉnh Dak Nông) có một trang trại cá diêu hồng, với sản lượng cá xuất ra hàng ngày lên tới 3-5 tấn. Vì nằm trên cồn, biệt lập với đất liền nên người dân quanh vùng đặt tên cho nơi này là "đảo cá".