Ninh Bình xây dựng thành công mô hình ương nuôi cá giống tập trung

Chương trình “Xây dựng mô hình điểm vùng ương giống cá Chép tại huyện Yên Mô” được Trung tâm giống thủy sản nước ngọt triển khai trên diện tích 2 ha với 6 hộ tham gia.
Các hộ nông dân được hỗ trợ cá bột, thức ăn, thuốc phòng bệnh đồng thời được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình kỹ thuật từ khâu cải tạo ao, thả giống, chăm sóc đến quản lý ao nuôi và theo dõi các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Kết quả sau sau hơn 4 tháng ương nuôi, cá Chép giống ở các hộ đạt khối lượng trung bình 48 - 51g/con, tỷ lệ sống 66 - 69%, sản lượng ước đạt trên 12.000kg, tương đương với khoảng 24 vạn con cá giống.
Như vậy, lợi nhuận từ 1 ha ương nuôi cá chép giống ước đạt khoảng 100 triệu đồng.
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở tỉnh ta đang phát triển khá nhanh về diện tích, sản lượng cũng như giá trị. Do vậy, nhu cầu con giống ngày một tăng cao, sản xuất giống tại chỗ hiện chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là các giống thủy sản chủ lực.
Việc xây dựng thành công mô hình ương nuôi cá giống tập trung tại xã Yên Thắng huyện Yên Mô là cơ sở để nhân rộng ra các địa bàn khác, hình thành những vùng ương cá giống tập trung, đáp ứng nhu cầu giống cá chất lượng tại chỗ cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Dự án “Sử dụng nước tưới hợp lý, nâng cao hiệu quả ngành sản xuất cà phê Việt Nam” do tập đoàn Nestlé phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ trị giá 2 triệu EUR đã hỗ trợ hiệu quả cho 50.000 nông hộ trồng cà phê 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng).

Toàn huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) hiện chỉ còn 81ha sen, giảm 60ha so với vụ đông xuân và giảm 36ha so với vụ hè thu năm 2015.

Theo quy hoạch, dự kiến đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ dành trên 22.000ha đất để trồng mắc ca. Trong đó, chỉ khoảng 2.000ha được trồng chuyên canh với mật độ dày; 20.000ha còn lại được khuyến cáo trồng xen với các loại cây công nghiệp (cà phê, chè...) và các diện tích vườn tạp. Vì diện tích trồng xen chiếm đa số, nên việc trồng xen mắc ca trong cây công nghiệp với mật độ như thế nào, là vấn đề cần được xem xét cẩn trọng.

Bí xanh là loại cây rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, được nông dân Vĩnh Phúc đưa vào sản xuất từ nhiều năm nay. Với mong muốn nâng cao chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cho cây bí, mới đây, Trại Nghiên cứu thực nghiệm sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao đã nghiên cứu và áp dụng thành công phương pháp trồng bí leo giàn chữ U ngược hoàn toàn mới cho hiệu quả cao, đây được xem là giải pháp nâng cao thu nhập cho người trồng bí trong tương lai.
25 năm canh tác trên đồng ruộng, sự thạo nghề cộng với việc biết xây dựng kế hoạch cụ thể, nông dân Trần Đức Vĩnh (xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) từng bước làm giàu trên mảnh ruộng của mình. Hàng năm, anh thu về trên 1 tỷ đồng từ gần 300 công đất của mình.