Ninh Bình Được Cấp 20 Tấn Hóa Chất Phòng, Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1119/QĐ-TTg, chỉ đạo Bộ Nông nghiệp &PTNT xuất cấp (không thu tiền) 20 tấn hóa chất Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Ninh Bình phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.
Chi cục Thú y tỉnh Ninh Bình cho biết, trong vụ I năm 2013, huyện Kim Sơn đã nuôi thả 1.860 ha tôm. Từ cuối tháng 5/2013, trên địa bàn các xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải xuất hiện tình trạng tôm chết rải rác trong các ao đầm với diện tích trên 100 ha. Nguyên nhân tôm chết được xác định là do bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy.
Trước thực trạng trên, Chi cục Thú y tỉnh Ninh Bình đã cử cán bộ xuống hướng dẫn các chủ hộ có tôm nuôi bị chết xử lý ao đầm. Đến nay, dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn đã được khống chế.
Để phòng, chống dịch, tạo điều kiện cho nghề nuôi tôm ở Kim Sơn tiếp tục ổn định, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp &PTNT xuất cấp (không thu tiền) 20 tấn hóa chất Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Ninh Bình phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc xuất cấp, quản lý, sử dụng số hóa chất nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi hàng vạn nông dân trong cả nước vẫn đang lao đao với câu chuyện “được mùa rớt giá” khi vào vụ thu hoạch rộ, trái cây hái bán không kịp, giá rẻ như cho

Sau gần một tháng giá chanh ở mức thấp thì hiện nay giá tăng trở lại. Hiện chanh không hạt giá tăng lên 8.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng/kg).
Đầu năm 2015, nhãn được “mở cửa” và xuất khẩu 25kg đầu tiên sang thị trường Mỹ với giá 60.000 đ/kg.

Đến nay, tổng diện tích cây có múi trên địa bàn 3 xã Tân Định, Lạc An và Hiếu Liêm (Bình Dương) khoảng 1.300 ha. Tổng giá trị sản xuất đối với cây ăn quả chính trên địa bàn huyện (bưởi, cam, quýt) ước đạt từ 137 - 192 tỷ đồng/năm

Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, diện tích vườn cây ăn trái trên 14.300 ha, trong đó diện tích trồng sầu riêng hơn 7000 ha.