Ninh Bình Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Gà Ri Lai Chọi Thả Vườn

Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức hội nghị đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi gà thả vườn được triển khai tại xã Thạch Bình (huyện Nho Quan).
Mô hình nuôi gà ri lai chọi thả vườn được Hội Nông dân tỉnh triển khai và đã chọn 2 hộ ở xã Thạch Bình thực hiện thí điểm, với quy mô 800 con. Để mô hình đạt hiệu quả cao, Hội đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học cho các hộ nông dân có nhu cầu tiếp thu KHKT nuôi gà; chọn mua giống gà sạch bệnh 1 ngày tuổi, sinh trưởng tốt và đúng nguồn giống an toàn dịch bệnh.
Nhờ có nhiều kinh nghiệm và tuân thủ đúng quy trình nuôi, kỹ thuật phòng dịch do vậy tỷ lệ sống cao. Sau gần 3 tháng nuôi thả trọng lượng bình quân mỗi con đạt 2,2kg. Chi phí nuôi 621 con hết 116 triệu đồng, giá bán thời điểm hiện tại 90.000đ/kg gà hơi, sau khi trừ chi phí người nuôi còn lãi trên 58 triệu đồng.
Có thể khẳng định, Mô hình nuôi gà thả vườn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay của nông dân, góp phần tăng thu nhập tạo điều kiện cho người chăn nuôi áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất, là bước đi đúng khuyến khích người chăn nuôi theo hướng chăn nuôi hàng hóa tạo vùng nguyên liệu cho việc giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Đây là hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi, đa dạng hóa các đối tượng nuôi, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập góp phần giảm nghèo vươn lên làm giàu cho người dân vùng nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Lâu lắm tôi mới có dịp trở lại hồ Dầu Tiếng, hồ nhân tạo lớn nhất và đẹp khu vực Đông Nam Á.

Tập đoàn Seafarms của Australia đang xây dựng trại nuôi tôm sú lớn nhất thế giới. Trại nuôi thuộc dự án Sea Dragon với mục tiêu sản xuất 100.000 tấn tôm từ 10.000 ha ao nuôi nước mặn.

Ông Võ Văn Ðặng (ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) hành nghề câu mực gần 20 năm. Sau khi lập gia đình riêng, ông đầu tư một chiếc ghe công suất 30 CV để đánh bắt.

Nuôi tôm áp dụng VietGAP là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và có khả năng truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản và thực hiện được các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động.

Khánh Hòa được xem là “thủ phủ” nghề nuôi tôm hùm của cả nước khi bình quân hàng năm, tỉnh này thả nuôi trên 23.300 lồng tôm hùm, chiếm đến trên 40% tổng số lồng nuôi tôm hùm toàn quốc.