Niên Vụ Mía 2012 – 2013, Năng Suất Ước Đạt 95 Tấn/ha

Niên vụ mía 2012 - 2013, nông dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã trồng mới và lưu gốc được 2.700 ha mía, đạt 100% kế hoạch, tập trung ở các xã: Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Tú, Mỹ Thuận và Mỹ Phước.
Hiện nông dân trồng mía đã ký hợp đồng bao tiêu hơn 911 ha gồm: Nhà máy Đường Sóc Trăng 300 ha, với giá 830 đồng đối với mía đạt 10 chữ đường và Nhà máy Đường cồn Long Mỹ Phát (Hậu Giang) hơn 611 ha, với giá 800 đồng đối với mía 10 chữ đường. Tính đến nay, bà con đã thu hoạch gần xong diện tích mía với năng suất ước đạt 95 tấn/ha. Ông Lê Hữu Trí, ở ấp Mỹ Khánh B, xã Long Hưng cho biết: “Với 5 công đất trồng mía vừa rồi gia đình tui thu hoạch được gần 60 tấn, bán được 780 đồng/kg. Với giá này, nông dân trồng mía như tôi chỉ còn lãi chút đỉnh từ 200 đến 300 đồng/kg”. Ngành Nông nghiệp huyện Mỹ Tú khuyến cáo bà con trồng mía nên hạn chế việc lưu mía để chờ giá vì càng để lâu chất lượng không được đảm bảo. Để niên vụ mía 2013 - 2014 đạt kết quả tốt, hiện ngành Nông nghiệp huyện đang tích cực chỉ đạo công tác thu hoạch, đồng thời tiến hành rà soát định hướng diện tích trồng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu trên 134.000 tấn tiêu, thu về gần 900 triệu USD. Đây là giá trị cao nhất trong lịch sử ngành hồ tiêu Việt Nam từ trước đến nay. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo, sản lượng của vụ mùa tiêu năm 2014 này của cả nước tăng không nhiều. Nhưng do nguồn cung tiêu trên thế giới sụt giảm nên giá tiêu xuất khẩu sẽ tiếp tục đứng ở mức cao.

Những năm gần đây, khi hiệu quả kinh tế của cây nhãn tiêu Huế bị ảnh hưởng vì bệnh “chổi rồng”, nhiều nhà vườn ở xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã mở rộng diện tích trồng nhãn Ido (một giống nhãn Thái Lan) vì năng suất cao, đầu ra ổn định và kháng sâu bệnh tốt.

Bộ trưởng Công nghiệp ưu tiên Úc - ông Willem Westra Van Holthe cho biết, Bắc Úc hiện là nguồn xuất khẩu trâu duy nhất ở nước này và nhà chức trách bang rất nỗ lực xây dựng mối quan hệ với các đối tác phía Bắc để thúc đẩy kinh doanh.

Trong sản xuất lúa gạo hiện nay, Đồng Tháp chọn hướng đi mới là áp dụng mô hình “cánh đồng liên kết”. Với lựa chọn này, địa phương mong muốn gắn kết chặt chẽ nông dân với doanh nghiệp xuất khẩu hơn là quan tâm đến quy mô sản xuất lớn hay nhỏ.

Tuy chỉ cách quốc lộ 20 vài cây số, nhưng đường vào vườn bưởi của ông Phạm Trí Việt ở ấp 94, xã Túc Trưng (huyện Định Quán, Đồng Nai) lại khá vất vả vì chỉ có con đường mòn đầy sỏi đá, lên dốc xuống đèo.