Niên Vụ 2013-2014 Xuất Khẩu Cà Phê Sẽ Đem Về 3 Tỷ USD

Ông Đỗ Hà Nam phó chủ tịch Vicofa dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt hơn 1,5 triệu tấn, kim ngạch 3 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2013
Tính từ đầu niên vụ 2013-2014 (tháng 10-2013) đến nay, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 700 tấn cà phê (chiếm 40% sản lượng dự báo), với giá xuất khẩu ở mức khá cao 2.000-2.200 USD/tấn. Dự báo quý II xuất khẩu cà phê tiếp tục thuận lợi và cả năm vẫn ở mức này.
Đây là năm thứ tư liên tiếp cà phê Việt Nam đạt đỉnh cao về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu trong hơn 30 năm qua.
Như vậy, trong 4 năm liên tiếp, ngành cà phê Việt Nam xuất khẩu hàng năm trên 1,2 triệu tấn cà phê nhân, đạt kim ngạch hàng năm trên 2,7 tỷ USD và giữ giá xuất khẩu ở mức 2.000 USD/tấn trở lên.
Khó khăn thách thức
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, ngành cà phê đang đứng trước một số khó khăn thách thức như: trong số 622.167 ha cà phê đang sản xuất của cả nước, hiện đang có khoảng 86 ha cà phê trên 20 năm tuổi (chiếm 15%); khoảng 140.000 ha từ 15 đến 20 năm tuổi (chiếm 25%).
Bên cạnh đó còn có các thách thức khác như chất lượng cà phê, xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao giá trị cà phê, cạnh tranh trong chế biến và tiêu thụ cà phê hòa tan, rang xay…
Hơn thế, trong thời gian tới, khi một số thỏa thuận thương mại quốc tế bắt đầu có hiệu lực hoặc đàm phán xong như: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định thương mại Việt Nam – EU…, thì mặt hàng cà phê Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn.
Ngoài ra, còn 3 nhược điểm của ngành cà phê là mô hình sản xuất với quá nhiều hộ nhỏ, kinh doanh với quá nhiều doanh nghiệp và xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân…
Nhiệm vụ và giải pháp thời gian tới
Trước những thách thức này, Vicofa đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2014-2017, cụ thể như sau:
Tiếp tục kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt đề án phát triển bền vững cho ngành cà phê Việt Nam. Trong đó, diện tích khai thác ổn định ở mức 570.000 ha, nâng cao năng suất để giữ sản lượng khoảng 1,3 đến 1,4 triệu tấn, xuất khẩu trên 1 triệu tấn/năm. Giữ thị phần xuất khẩu cà phê nhân khoảng 17%; đề xuất các phương án tổ chức lại ngành cà phê để khắc phục 3 nhược điểm: sản xuất quá nhiều hộ nhỏ, kinh doanh quá nhiều doanh nghiệp, xuất khẩu chủ yếu cà phê nhân.
Triển khai chương trình tái canh cây cà phê: Về chất lượng, tăng cường tuyên truyền và khuyến khích người trồng, hái cà phê chín trên 80%.
Đồng thời hướng các doanh nghiệp đưa ra mức giá thu mua cao hơn đối với loại cà phê có tỷ lệ chín cao để hỗ trợ và thay đổi thói quen không phù hợp làm giảm giá trị cà phê. Hướng người trồng cà phê và doanh nghiệp tập trung vào quy trình đầu tư thâm canh vườn cà phê và kết hợp với trồng cây che bóng và sản xuất cà phê chất lượng cao thực hiện quy trình sản xuất theo chứng chỉ cà phê 4C, UTZ, R.A.
Đẩy mạnh đầu tư chế biến cà phê rang xay, hòa tan để xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành cà phê. Về thương mại, tăng cường xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường nhằm vào các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN và Đông Âu; đồng thời đẩy mạnh việc tiếp thị và mở rộng tiêu thụ trong nước nâng mức tiêu thụ lên 15% tổng sản lượng cà phê trong 5 năm tới.
Vicofa cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm trình Chính phủ đưa chương trình tạm trữ cà phê trở thành chính sách thường xuyên của ngành. Đồng thời kiến nghị Bộ Tài chính thành lập Quỹ phát triển cà phê Việt Nam thay cho Quỹ bảo hiểm xuất khẩu cà phê.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), hiện có hơn 60% diện tích trồng cà phê tại các nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp dụng mô hình xen canh với các loại cây mít, tiêu, ca cao, sầu riêng… Việc trồng xen canh trong vườn cà phê giúp người nông dân đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch, nâng cao giá trị sử dụng và thu hoạch trên một diện tích đất.

Theo Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), tính đến nay trên địa bàn huyện có hơn 600ha rừng mỡ ở 14 xã, thị trấn bị sâu ong phá hoại.

Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước - trên 55.000ha. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện một số hộ tự phát nhân - nuôi đuông dừa với mục đích kinh doanh, vì ấu trùng đuông dừa là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn. Đây là một việc làm rất nguy hiểm, cần được sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh làm lây lan gây hại cho vườn dừa.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), năm nay, toàn huyện có gần 400 ha cam Đường Canh và cam Vinh, tăng 20 ha so với năm trước; trong đó có hơn 200 ha cho thu hoạch, tập trung ở xã Thanh Hải, Tân Quang, Quý Sơn…

I. Ðiều kiện ao nuôi : - Các ao hồ ở trong làng xóm, do đào ao vật thổ tạo ra; nếu ao bị tù, cơm bùn đóng lại quá nhiều, phải tát cạn, dọn sạch cây que, nếu ao nhỏ phải được cải tạo, phá bờ ao nhỏ làm thành ao có diện tích 360 m2 - 1.500m2; vét (hút) bớt bùn lên vườn, chỉ để lại 1 lớp 20 - 30cm;