Những mô hình canh tác không lo âu chiều quê thanh bình

Âu lo một cách thái quá sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe, là nguyên nhân chủ yếu khiến cho con người chết sớm.
Tiến sĩ Carolyn Aldwin, ĐH Oregon State (Mỹ) đã từng tổng kết trong một báo cáo. Hậu quả rõ rệt của stress là ảnh hưởng tiêu cực lên hệ tim mạch con người.
Thế nhưng không phải ai cũng biết nhận diện ra stress.
Thế nên để ngăn ngừa, Carolyn Aldwin khuyên mọi người bằng một thang điểm từ 1 đến 10, theo đó 10 là mốc chiến tranh xảy ra.
Vậy vấn đề người đó đang gặp phải nằm ở thang điểm nào? Có phải là người đó đang lo lắng, căng thẳng một cách quá đáng không…
Một ngày cuối tuần, tôi về quê ăn đám giỗ cụ ngoại.
Quê tôi là một xã thuần nông, không còn lũy tre làng bao bọc, nhưng những người nông dân vẫn quanh quẩn với ruộng vườn.
Biết tôi là kỹ sư nông nghiệp, câu chuyện lần nào cũng xoay quanh cây lúa, luống ngô.
Với vấn đề này, tôi có thể nói cho các bác, các chú nghe nơi nọ làm thế này, nới kia làm thế kia và bù lại, họ cũng dạy tôi những kinh nghiệm thực tế vô cùng quý báu mà không có trường lớp nào dạy được.
Tôi hay có mặt từ chiều hôm trước để chuẩn bị cho đám giỗ và cũng để ngửi thêm cái mùi nồng nồng, ngai ngái vị quê, tranh thủ thăm vài người họ hàng, mấy ông bạn cũ.
Lần này cũng vậy, tôi về từ 4 h chiều.
Vừa đặt kịp chống chân xuống xe, ông bác họ, cũng xa rồi hồ hởi:
- Mới về hả cháu, khỏe không? Gớm, lâu ngày quá.
- Dạ, cháu mới về bác ạ.
- Tí sang nhà bác làm vài chén, nay có cái này hay lắm!
Tôi vâng dạ rồi vào nhà.
Nhà chỉ còn ông cậu, bà mợ, và ông ngoại ở cùng, mấy đứa trẻ đi học, bố mẹ nó đi làm công nhân, tối mịt mời về.
Rửa mặt cho tỉnh, thay quần áo, nhâm nhi cuộc sống yên bình.
Ông cậu lúi húi với mấy cây cảnh, tỉa tỉa, tót tót.
Bà mợ xem ti vi, mấy chương trình dạy nấu ăn gì đó.
Ông ngoại vuốt râu, tay gõ nhịp vào trường kỷ, thi thoảng lại tấu vài điệu trong tích "Lưu Bình - Dương Lễ"… Mấy con gà mái tranh mồi, chàng trống hoa mơ cứ xúm xít xung quanh, ra chừng bênh cô nào cũng khó….
Chợt có tiếng xe, chưa thấy mặt người, đã có tiếng ông bác vừa nãy và hai ông nữa gọi cậu tôi: “Ông An ơi, nghỉ tay đi, đến giờ đón cháu rồi”.
Cậu tôi chưa kịp trả lời, bác đã đến sân, nhìn tôi, bác như phân trần: “Tranh thủ đi đón chúng nó sớm, cho chúng nó chơi thêm ở trường, chứ đón muộn chúng chả được chơi.
Với lại đón sớm, về sớm còn làm mấy ván cờ nữa cháu ạ.
À, mà mày nhớ tí sang nhà bác làm mấy chén nhé.
Bác đang chuẩn bị hết rồi".
Tôi ngại quá, lúc nãy tưởng bác mời chơi, ai ngờ… Lúc đó là trung tuần tháng bảy, lúa đang chuẩn bị trỗ, chiều lại bác gái kiểu gì cũng phải ra đồng, không phun thuốc thì cũng xem sâu bệnh thế nào, thời gian đâu mà chuẩn bị đồ nhậu cho hai bác cháu tôi kia chứ.
Tôi chối khéo:
- Thôi bác ạ.
Để cháu ăn với ông và cậu mợ".
- Cái thằng này, chê nhà bác hử? Lâu không uống với mày, với lại có chuyện cần hỏi thêm tí nữa.
Tôi nhìn cậu như hỏi dò, cậu chỉ cười không nói gì và dắt xe theo mấy ông đi đón cháu.
Ờ, bây giờ tôi mới để ý kỹ.
Cậu mợ tôi cũng vậy, đang lúc tuy không “Đông vụ chí kỳ” nhưng lại là lúc lúa no đòng, sắp trổ, mà chả thấy ai ra đồng, không thấy ai thăm lúa? Cứ như ngày trước, lúc này chiều lại, nhà của vắng hoe, mợ đi ngó nghiêng mấy ruộng lúa, cậu vác bình đi phun, truyền thanh xã thỉ ra rả dịch rầy nâu, sâu đục thân cuối vụ...?
Niềm vui ruộng đồng
Tôi đem băn khoăn hỏi mợ:
- Mợ không đi thăm đồng hả mợ? Lúa sắp trổ mà?
- Không cháu ạ.
Hai năm nay làm gì phải thăm nom mấy đâu, được cái cũng ít sâu bệnh.
Kệ nó thôi cháu.
- Sao lại thế ạ? Chắc phun thuốc phòng nhiều nên ít sâu hả mợ?
- Không, mấy vụ này có phun đâu? Bây giờ, ai cũng ngại phun, vì độc lắm.
Ngày trước, cậu mày phun xong nằm bẹp mấy bữa đấy cháu ạ.
Hai năm nay không phun mấy nữa rồi.
Đầu vụ chỉ dùng ít thuốc cỏ là thôi thôi.
- Sao không phun thuốc mà lại ít sâu hả mợ?
- Cũng may có giống tốt đó cháu.
Chăm sóc nhàn lắm, lại sạch bệnh.
Chả phải lo gì.
- Giống tốt ạ? Giống gì vậy mợ?
- B-TE1.
Giống này tốt lắm.
Năng suất cao, cứ như vụ này tầm 4 tạ một sào dễ như cơm bữa ấy cháu ạ.
Gạo lại ngon, cơm dễ ăn.
Không có sâu bệnh gì.
Làm vừa nhàn vừa yên tâm cháu ạ.
Cứ gieo cấy xong, để đấy, cuối vụ thu về, nhẹ nhàng như chơi ấy.
Bây giờ làng mình toàn làm giống lúa này thôi cháu ạ.
Đang mải mê nghe mợ thì tiếng xe của cậu và mấy ông hàng xóm đón cháu về.
Tiếng cười khà khà của mấy ông, tiếng mấy đứa cháu ríu rít.
Dựng xe vào sân, mấy ông vác bàn cờ ra hiên.
Nào pháo đầu, mã đội, xe thăng, chiếu rút…Tôi pha ấm trà phục vụ mấy ông, nguôi 2 tuần trà.
Bác gái họ sang gọi tôi và bác trai về ăn cơm.
Bác đon đả:
- Thôi, ông về ăn cơm, còn nhâm nhi vài chén với khách thành phố nữa, nhanh nhanh không món cá hấp dưa nguội hết.
- Dạ, bác bận thế mà còn cơm nước chu đáo thế?
- Bận gì đâu cháu.
Chiều lại chờ mấy đứa đi học về, nấu bữa cơm thôi.
Đồng ruộng dạo này nhàn tênh, cấy giống lúa mới, cứ để nó lên, chẳng phải lo gì, nhàn lắm cháu ạ.
Tôi xin phụ thu dọn bàn cờ, xin phép ông, cậu mợ sang nhà bác.
Ông bác đi trước, trong dáng đi của ông, không còn cái lam lũ của nhà nông, thay vào đó là cái dáng an nhàn, thong thả.
Có thể bạn quan tâm

Sau những chuyến đi chơi ở Bắc Bình và nhận thấy địa phương này có nhiều hộ nuôi dông sinh sản, tuy nhiên khâu thu hoạch dông con gặp phải những khó khăn, hiệu quả kinh tế mang lại không cao, anh Ngô Viết Năng đã về bàn bạc cùng các anh Tôn Văn Bảo, Trần Văn Nhân thuộc khu phố 2, phường Lạc Đạo, TP. Phan Thiết tìm ra một giải pháp thu hoạch mới.

Nấm cục trắng là loài hiếm thấy, lớn lên ở Italy và có kích thước thông thường bằng quả óc chó. Đây là một loại thực phẩm được ưa chuộng, các món ăn chứa thành phần nấm cục trắng thông thường có giá hàng trăm USD. Người phát hiện ra cây nấm cục "khổng lồ" này cho biết nó nằm sâu dưới lòng đất 4 inches (10cm).

Brazil có giá thành mía vào loại thấp nhất 12 USD/tấn nhờ tạo ra được 12 tấn đường/ha; Thái Lan 25 USD/tấn mía, 8 tấn đường/ha; trong khi Việt Nam chỉ tạo ra 5,4 tấn đường/ha nên giá thành mía lên đến 50 USD/tấn.

Theo đánh giá của Tổ điều hành xất khẩu gạo, các nước nhập khẩu lớn ở khu vực châu Á tăng cường nhập khẩu, một số thị trường trọng điểm truyền thống cũng tiếp tục giao dịch. Cụ thể, Trung Quốc vẫn đứng đầu danh sách thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 31,1% thị phần.

Thời gian gần đây, sau nhiều thông tin rau có chất tăng trưởng, chị Hoa (quận 3, TP HCM) rất hạn chế mua rau ở chợ mà thường xuyên đặt hàng rau tại Đà Lạt chuyển xuống. Chị đặc biệt hứng thú với các loại rau củ tí hon hay còn gọi là “baby”. Trọng lượng của các sản phẩm này nhỏ hơn rất nhiều so với những loại củ quả thông thường. Bí ngô chỉ vài gram và nằm gọn lòng bàn tay, còn cà rốt như ngón tay cái.