Những Lưu Ý Khi Nuôi Cá Ao

Nuôi cá ao là hình thức phổ biến nhất trong nhân dân. Người ta tính, sản lượng cá ao có khi chiếm tới 70-80% tổng sản lượng cá của cả vùng. Vì vậy, nuôi cá ao có vị trí hết sức quan trọng trong kinh tế ở nông thôn.
Khái niệm ao nên hiểu là một vùng nước được ngăn cách với xung quanh bằng bờ. Ta có thể chủ động tát cạn ao để thu hoạch cá hoặc dọn vệ sinh cho ao. Diện tích ao có thể chỉ rộng bằng cái sân, cũng có thể rộng tới vài héc-ta, hàng chục héc-ta hoặc to hơn nữa.
Tùy điều kiện tự nhiên của vùng, tùy hoàn cảnh của từng gia đình và tùy vào yêu cầu mà ta có thể nuôi cá ao theo 3 hình thức: Nuôi quảng canh (sử dụng thức ăn tự nhiên và thả thưa cá), nuôi bán thâm canh (kết hợp thức ăn tự nhiên với thức ăn bổ sung và thả mật độ trung bình) và nuôi thâm canh (chủ động cung cấp thức ăn, cung cấp oxy để thả mật độ dày).
Ngoài ra, người ta còn phân biệt ra 2 hình thức là nuôi ao tĩnh và ao nước chảy. Bà con nuôi cá nước lạnh (cá hồi hay cá tầm) đều phải nuôi trong ao nước chảy. Nguồn nước đó phải vừa sạch, vừa lạnh...
Để nuôi cá ao thành công, bà con cần giữ được nguồn nước sạch, không bị chua, kiềm và mức nước phải từ 1-2m trở lên. Ao nông quá, cá dễ chết! Đáy ao là đất thịt, bằng phẳng và hơi dốc về phía tháo nước, có lớp bùn dày 15-20cm.
Bờ ao cần quang đãng, chắc chắn, không bị rò rỉ, và phải cao hơn mức nước cao nhất trong ao từ 40cm trở lên. Hàng năm, trước khi thả cá, ta nên tát cạn ao, vét bớt bùn đi, rắc vôi bột (7-10kg/100m2), phơi ao 3-5 ngày, lấy nước vào (qua màng lọc để tránh địch hại). Nên bón lót cho ao (30-40kg phân chuồng) để tạo màu.
Tùy điều kiện và yêu cầu mà ta chọn cá giống để thả. Nên thả ghép khi nuôi quảng canh hay bán thâm canh. Làm sao để có cả loại cá ăn mặt, loại cá ăn tầng giữa và loại cá ăn tầng đáy. Bà con thường nêu công thức: Mè, trôi, trắm, chép. Tỷ lệ giữa các giống phụ thuộc vào yêu cầu nuôi của chúng ta. Nhưng điều quan trọng nhất là tránh mua phải cá giống mắc bệnh.
Ta cần tới tận các cơ sở cấp cá giống có uy tín và có kinh nghiệm. Khi mua phải có hóa đơn đàng hoàng. Hết sức tránh việc mua cá giống bán dạo. Đã gọi là nuôi cá thì phải cho nó ăn (nếu không chỉ nên gọi là thả cá). Ta nên cho cá ăn đủ no, đều đặn và vào lúc mát trời. Theo dõi khả năng tiêu thụ của cá mà điều chỉnh lượng thức ăn.
Một điều rất quan trọng là phải thường xuyên quan sát đàn cá để phát hiện sớm địch hại hoặc bệnh tật. Ngoài ra, khi quá nóng hoặc quá rét ta cũng phải lo cho cá. Nếu thấy cá nổi đầu hàng loạt là thiếu oxy, ta phải thay nước ngay hoặc tăng cường oxy cho chúng...
Có thể bạn quan tâm

Hàng trăm ha bắp vụ Hè Thu thuộc các xã Bình Trung, Bình Giã, Xuân Sơn (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu) có nguy cơ mất trắng do cây phát triển không đồng đều và không ra trái. Được biết đây là giống bắp NK67 - lai đơn F1có xuất xứ từ Inđonesia do Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (trụ sở đóng tại khu công nghiệp Biên Hòa - Đồng Nai) nhập khẩu và phân phối.

Bởi tính cần cù, biết tính toán và ham học hỏi, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất nên mô hình kinh tế đa canh của ông Lý Văn Mến, ấp Bà Hính, xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi cho thu nhập hơn 350 triệu đồng mỗi năm.

Ở ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, nhắc đến ông Nguyễn Văn Hoà hầu như bà con đều biết. Vì ngoài công việc của một cán bộ bảo hiểm xã hội, ông còn tranh thủ thời gian thực hiện mô hình nuôi cá nước ngọt, trồng bồn bồn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những năm qua, ngành nông nghiệp có nhiều chính sách hỗ trợ cho công tác sản xuất lúa giống cấp nguyên chủng và cấp xác nhận. Song, không ít hộ dân sản xuất ra không sử dụng được để làm giống mà chỉ bán lúa thương phẩm, do ruộng sản xuất giống xen kẽ với ruộng lúa thương phẩm nên bị tạp giao.

Năm tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 2,28 tỷ USD, giảm 2,6% so với cùng kỳ. Phần lớn các thị trường xuất khẩu đều sụt giảm mạnh.