Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm mùa mưa

Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm mùa mưa
Tác giả: KS. Vũ Văn Phú (dịch)
Ngày đăng: 22/05/2018

Người nuôi tôm gần đây đối mặt với những biến động về nhiệt độ, độ mặn, pH và Oxy hòa tan trong ao nuôi tôm dẫn đến tôm sốc về môi trường dễ phát sinh dịch bệnh. Vì vậy người nuôi tôm cần lưu ý để có cách xử lý khi gặp những trường hợp như vậy.

Một số tác động thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa mà người nuôi tôm gặp phải như:

- Nhiệt độ nước, Ôxy, pH, độ kiềm và độ mặn giảm đột ngột. 

- Các chất hữu cơ tạo ra nhiều hơn và tích tụ nhiều hơn dưới đáy ao.

- Sập tảo

- Các chất hữu cơ tạo ra nhiều hơn và tích tụ nhiều hơn dưới đáy ao

- Gió mạnh có thể khuấy đảo chất hữu cơ và bùn đáy ao lên tầng trên

- Nồng độ khí độc sau đó được tạo ra nhiều hơn như H­2S, NH3 àNO2

- Các nhóm vi khuẩn bất lợi gây bệnh sẽ thay thế các nhóm vi khuẩn có lợi

- Tiếng ồn trong lúc mưa làm tôm stress

- Tôm lột xác nhiều bởi pH, nhiệt độ, độ mặn và tảo tàn đột ngột làm thay đổi hàng loạt yếu tố môi trường

Các tác động đó gây nên những hậu quả nghiêm trọng trong quá trình nuôi tôm như sau:

-  Hiện tượng chết có thể xảy ra bởi sự thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường, stress và mầm bệnh bùng phát

- Tôm giảm ăn đột ngột

- Tiếng ồn của trận mưa khiến tôm sợ hãi và di chuyển xuống đáy ao, nơi ít tiếng ồn, nhiệt độ ấm hơn và ổn định hơn. Tuy nhiên lại là nơi nguy hiểm hơn vì chất thải và vi khuẩn nhiều hơn. Tôm bị lột xác là thời điểm sức đề kháng thấp nhất nên dễ bị nhiễm bệnh. Một vài con bị nhiễm sẽ là tác nhân truyền bệnh cho cả đàn và là nguyên nhân bùng phát dịch.

- Đáy ao bị xáo trộn lên vì cùng với việc cả đàn cùng vùi xuống bùn khiến khí độc khuếch tán vào nước, dinh dưỡng cũng khuếch tán vào nước làm vi khuẩn có cơ hội phát triển nhanh.

- Thiếu oxy dưới đáy và cả trên các tầng nước. Số lượng lớn tôm vùi mình xuống bùn cũng khiến tôm stress bởi cạnh tranh và xâm chiếm vị trí của nhau

- Tôm lột có nguy cơ mềm vỏ vì lột do bị kích thích đột ngột. Thêm nữa nước mưa làm nồng độ các khoáng chất trong nước giảm khiến việc tái tạo vỏ càng khó khăn hơn

- Khi nhiệt độ giảm 1oC đột ngột, tôm giảm ăn từ 5-10%

- Khi nhiệt độ giảm đột ngột 30C, tôm giảm ăn tới 30-50%

- Đây sẽ là thời điểm tôm nhạy cảm nhất, dễ nhiễm bệnh nhất vì trong ao lúc nào cũng tồn tại mầm bệnh

- Khi nhiệt độ tăng lại, vi khuẩn sẽ tăng sinh khối đột biến bởi lượng dinh dưỡng hữu cơ rất nhiều. Việc này sẽ lấy đi rất nhiều ôxy trong nước khiến thiếu oxy.

- Tỷ lệ chết khi có mưa lớn giao động từ 2-3%, thậm chí tới 50% nếu mưa kéo dài cả tuần

Vậy người nuôi tôm cần làm gì để xử lý khi xảy ra sự cố:

- Bật tất cả các hệ thống quạt nước để đạt mức cung cấp oxy tối đa

- Tăng nồng độ oxy 20% so với lúc bình thường

- Có giải pháp đưa bớt nước mưa tầng mặt ra ngoài

- Kiểm tra pH thường xuyên trong lúc mưa để theo dõi. Nếu thấy giảm phải bón vôi trên bờ, đánh thêm Dolomite hoặc CaCO3. Có thể dùng vôi nóng hòa tan vào nước và tạt xuống ao.

- Ngừng cho ăn trong khi mưa

- Thêm vitamin C, khoáng vào thức ăn. Bổ sung khoáng và Kali vào trong nước.

Câu chuyện tham khảo

Trong mùa mưa một trang trại tại Malaysia gặp vấn đề với ao tôm sú 0.5ha tại thời điểm tôm 118 ngày, mật độ nuôi 28 con/m2. Ao tôm có mật độ tảo rất dày (độ trong <10 cm). Sau mưa, tôm bị nổi đầu và co cơ, màu sắc thay đổi, lột và mềm vỏ. Tôm ăn giảm xuống còn 20kg so với 40 kg trước đó.

Thức ăn được trộn vitamin C và khoáng (5g/kg thức ăn mỗi loại), 3kg muối Kali được tạt xuống ao mỗi ngày.

Sau 173 ngày nuôi, thu hoạch được cỡ tôm 30 con/kg, năng suất được 3 tấn, tỷ lệ sống 65%, tôm khỏe mạnh và đạt chất lượng.

Dịch từ nguồn AQUA Culture AsianPacific


Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu sản xuất tôm càng xanh toàn đực Nghiên cứu sản xuất tôm càng xanh toàn đực

Các giải pháp công nghệ tạo tôm toàn đực Tôm càng xanh Macrobrachium rosenberggi sống trong môi trường nước ngọt, có thể nuôi trong ao, ruộng cấy lúa, là sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế, có nhu cầu ở thị trường trong và ngoài nước. Tôm càng xanh đực và cái có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ sinh trưởng, kích cỡ khi thu hoạch, thường cuối vụ nuôi tôm đực có kích thước lớn hơn đáng kể so với tôm cái.

17/03/2015
Nuôi tôm càng xanh thương phẩm ở miền núi Nuôi tôm càng xanh thương phẩm ở miền núi

Được Trung tâm Khuyến nông huyện chọn làm điểm xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh, ông Bùi Văn Mỹ ở xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nuôi trên quy mô 1ha gồm 4 ao.

17/03/2015
Đánh thức nguồn lợi tôm càng xanh Đánh thức nguồn lợi tôm càng xanh

Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm sú, con tôm càng xanh ít được người dân chú trọng.

17/03/2015
Vì sao tôm càng xanh không lột vỏ Vì sao tôm càng xanh không lột vỏ

Tôm và các loài giáp xác khác đều lột vỏ để tăng trưởng. Trường hợp tôm càng xanh không lột vỏ là do nguồn thức ăn cung cấp cho tôm không thoả đáng; nguồn nước ao nuôi bẩn, ô nhiễm, lượng oxy hoà tan trong nước không đủ cho nhu cầu hô hấp của tôm; tôm bị bệnh như bệnh đóng rong...

17/03/2015
Phần 2b nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa Phần 2b nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

Phần 2B: NUÔI TÔM CÀ XANH TRÊN RUỘNG LÚA (Tài liệu đào tạo từ xa - Viện Thuỷ sản - Đại học Cần Thơ) Nuôi tôm trong ruộng lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa Trồng Trọt và Thủy sản.

17/03/2015