Những Điều Cần Biết Để Nuôi Lươn Thành Công

Chúng ta không lạ gì con lươn. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu không hết hoặc hiểu sai về nó. Đơn cử là câu hỏi: Lươn ngủ ở đâu? Rất nhiều người cho rằng nó ngủ dưới đáy ao. Hiểu như vậy là sai. Lươn thở bằng phổi. Tuy nhiên, nó có cơ quan hô hấp phụ để tiếp nhận ôxy tan trong nước. Nhưng dù sao, lươn luôn luôn phải ngoi lên để thở.
Phải nắm chắc đặc điểm này thì mới định hướng để xây bể nuôi chúng thành công. Lươn phải ngủ trên cạn hoặc có chỗ để ghếch mõm lên trên mặt nước mà thở.
Riêng ở con lươn còn có một đặc điểm mà muôn loài không có được, đó là quá trình biến cái thành đực. Lươn đẻ ra đều là lươn cái. Nó lớn lên rồi tham gia sinh sản. Những con lươn nhỏ bằng chiếc đũa cũng đã bắt đầu đẻ. Lươn đẻ nhiều đợt trong một mùa sinh sản. Mỗi đợt nó đẻ ra vài chục trứng. Khi con lươn bắt đầu dài hơn 35cm, ta sẽ quan sát thấy một hiện tượng hy hữu: Lươn cái sẽ tiêu biến dần buồng trứng và thay vào đó là cơ quan sinh dục đực lại mọc ra. Những con lươn từ 50cm trở lên đều là lươn đực...
Để nuôi lươn, tốt nhất nên xây bể. Cũng có nơi bà con dùng bồn nylon. Nếu không có điều kiện, ta có thể nuôi lươn trong các hố đất hoặc các ao nhỏ. Tuy nhiên, ao phải có thành cao và dốc thẳng đứng, nếu không phải có tường bao quanh.
Trước đây, trong bể người ta để các ụ đất cao để có chỗ cho lươn đào hang, làm tổ. Lươn sẽ rúc hết vào đó. Thế nhưng hiện nay, cách làm đó phức tạp hơn, kém hiệu quả và khó bắt lươn.
Bây giờ nhiều người gác ngang bể 1 cây sào. Giữa sào người ta buộc từng bó dây nylon: Một đầu nối với sào và đầu kia thả trên mặt nước. Mỗi bó có hàng chục dây nilon. Một cây sào buộc tới hàng trăm dây nylon. Mỗi chú lươn sẽ tựa vào một sợi dây để ngóc đầu khỏi mặt nước và ngủ ngon lành. Bằng cách này, với một bể rộng 10m2, người ta có thể nuôi được cả nghìn con lươn. Nguồn nước nuôi lươn phải là nước sạch và được thay tháo thường xuyên.
Lươn ăn thức ăn động vật là chính. Do đó, nếu kiếm đủ thức ăn thì hãy nghĩ tới việc nuôi lươn. Ta có thể nuôi giun đất để làm thức ăn cho lươn. Nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, bà con hay đi lượm ốc bươu vàng đưa về, nghiền nát để cho lươn ăn. Cũng có thể tận dụng các phụ phẩm của lò mổ để nuôi lươn. Ở Thái Lan, người ta ngâm cả tấm da trâu xuống bể lươn và chúng sẽ ăn dần tới hết... Còn nhiều nội dung phải quan tâm khi tiến hành nuôi lươn. Xin bà con tìm đọc trong cuốn “Nghề nuôi lươn” do chúng tôi viết trong bộ sách “100 nghề cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai là nơi phát triển mạnh về chăn nuôi. Do đó, ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị xây dựng chuồng trại cũng sớm hình thành và không ngừng phát triển. Từ hình thức sản xuất theo hướng gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của người chăn nuôi, ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất, xây dựng thương hiệu riêng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2015 toàn ngành nông nghiệp sẽ tập trung công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lĩnh vực nông sản nhằm mang lại sự yên tâm cho người dân. Công tác này đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp (gọi tắt là Chi cục) đẩy mạnh ngay từ đầu năm.

Ông Lê Đinh Ba (SN 1960) ngụ ấp Chiến Thắng, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng là một trong những gia đình vượt khó làm kinh tế giỏi tiêu biểu của huyện Tân Hồng.

Sau nhiều lần mất trắng vốn vì tôm bị dịch bệnh, anh Phan Thanh Thánh ở Bình Định đã tìm tòi, đầu tư bể lọc nước sạch làm từ san hô, than hoạt tính, cát sạch để nuôi tôm trên cát, thu lãi gần tỷ đồng một năm.

Đường dây nóng của Báo Quảng Nam vừa nhận thông tin phản ánh của một người dân về việc UBND xã Điện Tiến cho phép tư nhân khai thác tận thu nguồn đất tại các cánh đồng thuộc thôn 1 Châu Bí làm ảnh hưởng đến tầng đất canh tác lúa. Thực hư của vấn đề này ra sao?