Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần từ 26/10 - 1/11

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần từ 26/10 - 1/11
Ngày đăng: 27/10/2015

1. Trên lúa

a) Các tỉnh phía Bắc

- Các loại dịch bệnh như rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bệnh khô vằn tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ trên diện tích lúa cực muộn.

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Bệnh đạo ôn lá cổ bông, bệnh khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hại lúa mùa, lúa gieo giai đoạn đòng - trỗ.

- Bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt...

tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa vụ 3, lúa mùa muộn giai đoạn cuối vụ.

c) Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu: Tuần tới trên đồng phổ biến rầy tuổi 1 - 3, mật độ thấp, cần theo dõi diễn biến của rầy nâu, duy trì mực nước trên ruộng thích hợp để hạn chế rầy chích hút thân cây lúa và khi rầy xuất hiện mật độ cao cần phòng chống kịp thời.

Những vùng chuẩn bị xuống giống vụ ĐX 2015-2016 vào đầu tháng 11 cần theo dõi bẫy đèn để xuống giống tập trung đồng loạt, né rầy.

Đồng thời, xử lý vôi, bơm và tháo nước rửa đất cho những diện tích có nguy cơ ngộ độc hữu cơ cao, những ruộng bị ngập mới xuống giống đảm bảo không phải sạ lại ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống của vùng.

- Bệnh đạo ôn lá sẽ tiếp tục phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng, bệnh đạo ôn cổ bông sẽ gia tăng diện tích trên các trà lúa trỗ.

Theo dõi sát diễn biến tình hình của bệnh đạo ôn trên đồng ruộng; đặc biệt trên những giống nhiễm để có biện pháp phòng trị hiệu quả.

Ngoài 2 đối tượng trên, cần lưu ý phòng ngừa tốt đối với ốc bươu vàng ở giai đoạn lúa mới sạ < 15 ngày; sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn đẻ nhánh -đòng.

2. Trên cây trồng khác

Cây vụ đông: Lên luống, làm rãnh thoát nước, bổ sung phân lân để hạn chế bệnh chân chì, huyết dụ ở giai đoạn cây còn nhỏ.

Sâu đục thân, sâu cắn lá hại ngô; sâu đục thân đậu tương; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy...

hại gây hại trên rau có chiều hướng gia tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.

Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại.

Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.

Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại tăng.

Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.

CỤC BVTVKHUYẾN CÁO

Trên lúa:

Khi xuất hiện rầy ở mật độ cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12 kg/ha).

Ốc bươu vàng rải Honeycin 6GR.

Sâu cuốn lá nhỏ có thể phun thuốc trừ sâu sinh học Mimic 20SC.

Có thể phối hợp với Altach 5EC để tăng khả năng diệt sâu nhanh hơn, hoặc phun riêng Wellof 330EC.

Phát hiện sớm và phòng trị kịp thời bằng thuốc đặc trị đạo ôn Beam 75WP, kết hợp với thuốc khuẩn Bonny 4SL phòng trừ các bệnh vi khuẩn (hoặc bộ HAI-BB).

Đối với bệnh lem lép hạt phun Aviso 350SC.

Giai đoạn trước và sau trổ có thể phun bộ HAI-BBC phòng trừ nhiều loại bệnh, không cần phối hợp thuốc khác.

Trên cây trồng khác:

Cây chè: Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC; Nhện đỏ phun Takare 2EC; Rầy xanh phun Applaud 10WP.

Cà phê: Bệnh thán thư (khô cành, khô quả) phun Carbenda supper 50SC hoặc Manozeb 80WP; bệnh gỉ sắt phun Nicozol 12,5WP.

Cây tiêu: Bệnh chết nhanh phun Manozeb 80WP, Bony 4SL; Rệp sáp rễ rải Wellof 3GR (20 - 25 gr/gốc).

Cây thanh long: Đốm nâu phun bộ ba đốm nâu của Cty CP Nông dược HAI.

Cây nhãn, vải: Nhện lông nhung phun Takare 2EC.


Có thể bạn quan tâm

Căng Thẳng Tìm Nước Cho Ruộng Đồng Ở Bình Định Căng Thẳng Tìm Nước Cho Ruộng Đồng Ở Bình Định

Trong khi các tỉnh miền Bắc liên tục đón các cơn mưa lớn, thì tại các tỉnh miền Trung, trong đó có Bình Định vẫn đang trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp...

04/06/2013
Đồng Bằng Sông Cửu Long Giá Heo Hơi Giảm Đồng Bằng Sông Cửu Long Giá Heo Hơi Giảm

Giá heo hơi loại tốt tại các trang trại và hộ nuôi với số lượng lớn ở TP Cần Thơ và nhiều tỉnh như: Hậu Giang,Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang… đang chỉ còn ở mức 35.500 - 36.000 đồng/kg(tương đương 3,55 - 3,6 triệu đồng/tạ); tại nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giá 33.000 - 35.000 đồng/kg (tương đương 3,3 - 3,5 triệu đồng/tạ). Với giá bán heo hơi hiện nay, phần lớn người chăn nuôi heo đều bị lỗ.

29/03/2013
Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Phù Cát Giảm Mạnh Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Phù Cát Giảm Mạnh

Do thời tiết diễn biến bất thường, nắng hạn kéo dài, nguồn nước ở các hồ chứa khô cạn, diện tích nuôi trồng thủy sản ở huyện Phù Cát (Bình Định) giảm mạnh.

04/06/2013
Nuôi Cá Lóc Lãi Hơn 1 Tỷ Đồng/ha/vụ Nuôi Cá Lóc Lãi Hơn 1 Tỷ Đồng/ha/vụ

Hơn 600 hộ nông dân ở huyện Trà Cú đang giàu lên từ nghề nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp trong vùng nước lợ. Bình quân, 1 ha mặt nước mỗi năm người nuôi cá lóc thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng/ha/vụ.

01/04/2013
Người Chăn Nuôi Gà “Than Vắn Thở Dài” Người Chăn Nuôi Gà “Than Vắn Thở Dài”

Đầu vào tăng, đầu ra liên tục giảm trong nhiều năm liên tiếp, đẩy người chăn nuôi gà ở Tiền Giang lâm vào tình cảnh nợ nần và đứng trước nguy cơ phá sản. Trong khi đó người tiêu dùng phải mua gà với giá khá cao. Trước tình trạng đó, người chăn nuôi chỉ có nước than vắn, thở dài…

04/06/2013