Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những đại gia trên từng trang báo

Những đại gia trên từng trang báo
Ngày đăng: 19/10/2015

Nhiều cuộc đời trắc trở

Trong số những chân dung nông dân tiêu biểu đã xuất hiện trên Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam (do Báo Nông Thôn Ngày Nay phối hợp với Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức), có không ít những cuộc đời trắc trở, thậm chí là vào tù, ra tội.

Họ đã trót lầm lỡ để bước vào vòng lao lý, rồi khi ra tù, tái hòa nhập cộng đồng, họ đã quay trở về quê hương lập nghiệp bằng chính sức lao động của mình.

Anh Giang Mạnh Tuấn từ một kỹ sư hóa học đã bỏ về quê để trồng rau.

Trong số những gương đó, phải kể đến anh Hồ Kham (40 tuổi, ở xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) đã từng bị đi tù vì tội đánh nhau hồi năm 1999.

Ra tù, mang trên người cái “danh” Kham “tù”, anh đã phải vất vả, vật lộn để vượt qua chính mình, làm lại cuộc đời.

Ở mảnh đất cát trắng nhiều hơn đất đó, nhưng anh Kham vẫn tìm ra cho mình một hướng đi riêng, đó là xây dựng trang trại tổng hợp.

Giờ anh đã có trong tay 50 con lợn rừng, 500 con lợn nhà, 10.000 con gà, 1.000 con vịt, ngoài ra còn có 2 hồ cá lớn và 1 vườn cây ăn quả, 3ha rừng tràm.

Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cây trồng, vật nuôi của anh đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ năm 2012 đến nay, mỗi năm trang trại của anh đem lại doanh thu từ 1,5- 2,3 tỷ đồng, lợi nhuận đạt từ 300-500 triệu đồng/năm. Nói chuyện với PV, anh Kham tâm sự: “Khi đọc được bài viết trên Báo NTNN, tôi rất bất ngờ vì mình được viết… hoành tráng quá.

Tôi coi đó như sự động viên để tiếp tục phấn đấu, làm ăn”.

Cũng “số tù”, cuộc đời của anh Đỗ Văn Kỳ ở thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội còn chìm nổi hơn.

Anh Kỳ đã từng 2 lần vào tù, ra tội và lần ra tù sau anh đã bị liệt chân vĩnh viễn trong một tai nạn không may xảy ra.

Vượt lên tất cả, mang theo cái “danh” Kỳ “què” mà người đời gán ghép, anh đã tự mày mò, tìm ra hướng đi mới cho mình là nuôi bồ câu Pháp.

Anh là một trong những người đầu tiên nuôi thành công giống bồ câu này và dù đôi chân bị què, anh vẫn tự làm giàu được, trở thành người giàu nhất, nhì thị trấn Đan Phượng.

Chỉ tiếc, mới đây do bị một cơn bạo bệnh đột ngột, anh đã qua đời.

Song dẫu sao, tấm gương của anh cũng xứng để nhiều người học tập.

Trong số những tỷ phú đặc biệt được “phát hiện”, anh Phạm Văn Hùng (41 tuổi) ở xã Quảng Liên, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cũng là một gương “đáng nể”.

Anh Hùng không hề biết chữ, nhưng anh lại biết… ươm cây, nhờ đó mà thành tỷ phú.

Hiện tại, anh Hùng đang sở hữu vườn ươm cây giống rộng 8ha, hàng năm sản xuất ra 1,5 triệu cây giống thu lời cả tỷ đồng.

Được người thân đọc cho bài báo viết về mình, anh Hùng xúc động nói: “Giá như mình biết chữ đôi chút tự đọc thì hay biết mấy, nhưng được nghe lại những lời viết về mình, tôi cũng rất vui.

Tôi rất cảm ơn nhà báo đã có những lời động viên, khuyến khích chân thành với mình”.

Xuất hiện nhiều tỷ phú trẻ trên ruộng đồng

Đang là một kỹ sư hóa học làm việc ở TP.HCM, Giang Mạnh Tuấn (sinh năm 1982) đã bỏ về Tân Uyên, Bình Dương để… trồng rau sạch.

Với người vốn làm nông nghiệp, đầu tư cả một trang trại tiền tỷ để trồng rau sạch đã khó, nói gì đến một kẻ “ngoại đạo” như Tuấn.

Ấy thế mà Tuấn dám đi vay mượn cả 4 tỷ đồng, trong đó có cả tiền vay nặng lãi từ “xã hội đen” để đầu tư hệ thống nhà kính trồng rau siêu sạch bằng hệ thống thủy canh trên diện tích 5ha để cung cấp cho thị trường.

Giờ đây, không những Tuấn đã cơ bản trả hết nợ cũ bằng chính việc bán rau, mà mỗi tháng còn có doanh thu đạt 30-40 triệu đồng.

Bí quyết thành công của anh là phải làm cái gì thị trường đang cần, nhờ có sản phẩm rau sạch nên giá bán cũng cao, mỗi kg rau anh bán được tới 30.000-35.000 đồng, cao hơn rất nhiều so với rau thường.

Cũng giống như Tuấn, đang làm ở một ngân hàng tại Hà Nội, Nguyễn Đăng Cường (sinh năm 1979), đùng đùng bỏ về quê ở Thuận Thành (Bắc Ninh) để nuôi… vịt trời.

Từ chỗ chỉ nuôi mấy chục con, giờ Cường đã phát triển đàn vịt trời của mình lên tới 4 vạn con/lứa.

So với nuôi vịt thường, nuôi vịt trời lãi hơn hẳn, bởi chất lượng thịt vịt cao hơn hẳn.

Mỗi con bán “xô” được 180.000 đồng, Cường cho biết anh cũng thu lãi về kha khá.

Tham vọng của Cường là sẽ tiếp tục mở rộng trang trại với đàn vịt trời lên tới 1 triệu con/năm và mỗi con chỉ cần lãi 1 “đô” (USD), Cường đã trở thành triệu phú đô la.

Chia sẻ với NTNN, Cường nói: “Hôm tôi đọc được bài báo trên Báo NTNN viết về mình với tựa Người thu phục những đôi cánh vịt trời, tôi rất thích, vì nó đã nói lên tất cả tham vọng của mình.

Cả bài viết ngắn gọn chỉ 1.600 chữ, nhưng dường như đã tóm tắt được hết về cuộc đời của tôi”.

Còn nhiều lắm, nhiều lắm những gương không chỉ nằm ở giới hạn “người tốt, việc tốt”, mà đó là hình ảnh điển hình của những người nông dân Việt trong thời đại mới- rất đỗi tự hào.

Ở họ, mỗi người có một tham vọng, nhưng ai cũng chỉ mong mỏi được làm giàu cho chính bản thân mình, cho quê hương, tạo công ăn việc làm, giúp đỡ những người khác cùng vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên chính mảnh đất quê hương và Báo NTNN chính là cầu nối để “đưa” họ đến với độc giả cả nước, để thấy hết được nông dân Việt tự hào biết nhường nào.

Sau khi kết thúc Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần thứ 2, Ban Tổ chức đã trao giải cho các tác phẩm xuất sắc.

Danh sách các tác phẩm đoạt giải

Nhà báo Lưu Quang Định- Tổng Biên tập Báo NTNN, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi cho biết:

Có thể khẳng định cho đến nay cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam đã có sức lan tỏa rất lớn, đây là chuyên mục đặc biệt nhất của Báo NTNN chuyên dành để viết về những gương nông dân điển hình và mỗi tấm gương đó đều chứa đựng một “niềm tự hào” đúng như tên gọi của cuộc thi là Tự hào Nông dân Việt Nam”.


Có thể bạn quan tâm

Hồ Tiêu Chết Ở Eahleo: Thiệt Hại Chưa Định Lượng Hồ Tiêu Chết Ở Eahleo: Thiệt Hại Chưa Định Lượng

Nấm Phytopthora hại rễ là nguyên nhân chính gây nên bệnh “chết nhanh” trên tiêu ở Tây Nguyên.

18/04/2012
Mô Hình Nuôi Heo Giống Sinh Sản Đảm Bảo Vệ Sinh Môi Trường Mô Hình Nuôi Heo Giống Sinh Sản Đảm Bảo Vệ Sinh Môi Trường

Trong những năm gần đây phong trào chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam phát triển mạnh, đây là khâu đột phá kinh tế mũi nhọn của địa phương tập trung nhiều nhất ở các xã: Cẩm Sơn, Tân Trung, Thành Thới A, Thành Thới B, Minh Đức… với tổng đàn heo toàn huyện lên đến trên 343.000 con, trong đó có 35 trang trại đang hoạt động tốt và 32 trang trại heo đảm bảo số lượng đàn giống sinh sản từ 20-100 con và heo thịt từ 100-500 con đều đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường.

26/12/2011
Nuôi Gà Tây Ở Đa Lộc - Hưng Yên Nuôi Gà Tây Ở Đa Lộc - Hưng Yên

Từ năm 2005 đến nay, nghề chăn nuôi gà tây ở đây đã từng bước được phục hồi, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, một phần đã được xuất qua các quốc gia láng giềng: Lào, Campuchia

23/11/2011
Tiêu Tăng Giá Như Vàng Tiêu Tăng Giá Như Vàng

Cũng gây điên đảo không kém giá vàng, mặt hàng hồ tiêu đang gây sốc trên thị trường nông sản khi liên tục tự phá vỡ kỷ lục của mình từng ngày, thậm chí từng giờ. Sở dĩ giá hồ tiêu của Chư Sê luôn đứng đầu bảng vì chất lượng và thương hiệu đã được khẳng định. Ông Bính cũng cho biết, người dân Chư Sê cũng có ý thức hái tiêu chín để luôn có sản phẩm chất lượng cao, giá thành tốt

27/08/2011
Lô Thanh Long Đầu Tiên Vào Thị Trường Chile Lô Thanh Long Đầu Tiên Vào Thị Trường Chile

Ngày 30-4, TS Nguyễn Hữu Đạt, giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Bộ NN&PTNT), cho biết lô thanh long đầu tiên của VN xuất khẩu sang thị trường Chile đã đến nơi an toàn, chất lượng tốt.

03/05/2012