Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những cột mốc đáng nhớ của Hội NDVN

Những cột mốc đáng nhớ của Hội NDVN
Ngày đăng: 16/10/2015

Ngày 14.10.1930

Tại kỳ họp thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá I đã thông qua nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của tổ chức Hội Nông dân Việt Nam sau này).

Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích nhằm “Thống nhất hết thảy Tổng Nông hội Đông Dương để đấu tranh, bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa”.

Ngày 6.8.1949

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 02 – NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương, với nhiệm vụ vận động nông dân:

Tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, nuôi dưỡng bộ đội, xây dựng hợp tác xã, hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm tức, đào tạo cán bộ và thanh toán nạn mù chữ.

Ngày 21.4.1961

Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và là thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ngày 27.9.1979

Ban Bí thư ra Chỉ thị số 78 – CT/TƯ về việc tổ chức Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam - tổ chức thống nhất của nông dân lao động trong cả nước, có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở.

Ngày 1.3.1988

Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42 – QĐ/TƯ về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam.

Ngày 17.1.1991

Ngày 17.1.1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14.10.1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam. Đến nay, Hội Nông dân Việt Nam đã qua 6 kỳ đại hội.

10,5 triệu

Là số hội viên Hội Nông dân Việt Nam hiện nay (chiếm 86,73% so với số hộ làm nông nghiệp), sinh hoạt tại 10.575 cơ sở hội trong cả nước.


Có thể bạn quan tâm

Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.

08/05/2015
Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà

Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.

08/05/2015
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng

Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...

08/05/2015
Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre ngày càng phát triển theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt các chứng nhận như: Global Gap, Viet Gap, ASC, MSC… Tuy chưa nhiều, nhưng hướng đi này được xem là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững.

08/05/2015
Cần ngăn chặn việc khai thác, đánh bắt cá đồng bằng dụng cụ xung điện Cần ngăn chặn việc khai thác, đánh bắt cá đồng bằng dụng cụ xung điện

Vào những tháng mùa mưa, người dân khai thác nguồn cá non để bán ở các chợ. Còn mùa khô, khi nước trên các cánh đồng rút cạn thì cá nước ngọt tập trung ở các tuyến kênh, rạch mương, ao. Đây cũng là lúc người dân sử dụng các loại dụng cụ tự chế như cào điện, xiệc điện, các loại lưới có mắt lưới nhỏ, đặt vó… để đánh bắt nguồn cá này.

08/05/2015