Nhu cầu thị trường tăng cao, rau củ của Đà Lạt tăng giá mạnh

Trồng rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP tại công ty Dalat G.A.P.
Giá tăng nhưng các mặt hàng rau, củ Đà Lạt vẫn đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu thu mua và xuất khẩu của các cơ sở kinh doanh tại Đà Lạt.
Ngày 9/9, khảo sát tại các điểm thu mua rau trên đường Thánh Mẫu, Nguyễn Siêu (phường 7), Chợ nông sản Đà Lạt (phường 11) cho thấy hầu hết giá các mặt hàng như bắp cải, cải thảo, xà lách, súplơ... đều tăng giá từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với một tháng trước đó.
Cụ thể, bắp cải và cải thảo có giá từ 2.000 - 2.500 đồng/kg hiện đã tăng lên 5.000 - 6.000 đồng/kg; các loại rau ăn lá và hoa như xà lách, súplơ tăng 3.000 đồng/kg, giá hiện tại dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Ngoài thị trường xuất khẩu nước ngoài, rau đặc sản của Đà Lạt cũng được thị trường trong nước tiêu thụ rất mạnh. Hiện nay, các thị trường như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và miền Trung tiêu thụ rau, củ Đà Lạt mạnh nhất.
Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có gần 40.000ha diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, riêng cây rau có gần 12.000ha.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, các loại cây có múi đã gắn bó với nông dân Sóc Trăng và đem đến nhiều lợi nhuận cho bà con, ngành nông nghiệp tỉnh đã hình thành nhiều vùng quy hoạch hoặc tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất tập trung các loại cây có múi; Tuy nhiên các diện tích sản xuất nhỏ lẻ vẫn chiếm nhiều hơn, vì vậy bà con chủ yếu tự trồng rồi tự tìm nơi bán.

Diện tích chôm chôm bị nhiễm chổi rồng hiện giảm đáng kể, chỉ còn 5,7ha. Trong tổng diện tích chôm chôm bị nhiễm chổi rồng, có 5,5ha tỷ lệ nhiễm dưới 30%, 2ha nhiễm từ 30% - 70%. Diện tích chôm chôm đang bị bệnh chổi rồng, rải rác tại xã An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú và Hòa Ninh.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị gửi Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương về việc xuất khẩu cá tra sang Nga bị một số doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước độc quyền thao túng thị trường.

Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Xuân Phương (thôn An Thượng 3, xã Song An, thị xã An Khê) vào một buổi trưa nắng nóng. Ngồi trong chòi nhỏ bên hiên nhà, xung quanh rộn tiếng gà, vịt, tiếng cây lá xào xạc mát rượi, cùng nhâm nhi tách trà và lắng nghe ông Phương-bằng chất giọng Bình Định rắn rỏi, chậm rãi kể về mình…

Những năm gần đây, nghề chăn nuôi thủy sản (CNTS) trên địa bàn huyện Bắc Quang đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, góp phần quan trọng thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển. Đặc biệt, với tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước CNTS, huyện đã có nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm đưa nghề CNTS phát triển theo hướng bền vững.