Nhu cầu thị trường tăng cao, rau củ của Đà Lạt tăng giá mạnh

Trồng rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP tại công ty Dalat G.A.P.
Giá tăng nhưng các mặt hàng rau, củ Đà Lạt vẫn đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu thu mua và xuất khẩu của các cơ sở kinh doanh tại Đà Lạt.
Ngày 9/9, khảo sát tại các điểm thu mua rau trên đường Thánh Mẫu, Nguyễn Siêu (phường 7), Chợ nông sản Đà Lạt (phường 11) cho thấy hầu hết giá các mặt hàng như bắp cải, cải thảo, xà lách, súplơ... đều tăng giá từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với một tháng trước đó.
Cụ thể, bắp cải và cải thảo có giá từ 2.000 - 2.500 đồng/kg hiện đã tăng lên 5.000 - 6.000 đồng/kg; các loại rau ăn lá và hoa như xà lách, súplơ tăng 3.000 đồng/kg, giá hiện tại dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Ngoài thị trường xuất khẩu nước ngoài, rau đặc sản của Đà Lạt cũng được thị trường trong nước tiêu thụ rất mạnh. Hiện nay, các thị trường như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và miền Trung tiêu thụ rau, củ Đà Lạt mạnh nhất.
Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có gần 40.000ha diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, riêng cây rau có gần 12.000ha.
Có thể bạn quan tâm

Sinh năm 1976, tại thôn Đồng Ý, trong một gia đình có đông anh em, sau khi học xong phổ thông, Nguyễn Văn Hào ở nhà phụ giúp gia đình phát triển kinh tế. Năm 1999 anh lập gia đình, được bố mẹ cho một mảnh đất, hai vợ chồng anh xin ra ở riêng.

Xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Trung Quốc có bước tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, từ vị trí thứ 6 năm 2009 lên vị trí thứ 4 năm 2013. Dẫu vậy, đây không hẳn là tín hiệu vui.

Thêm một sản phẩm trong loạt 7 chủng loại trái cây chủ lực của tỉnh Tiền Giang là sầu riêng Ngũ Hiệp vừa được Ban quản lý dự án QSEAP tỉnh này trao chứng nhận VietGAP.

Ngày 24-3, tại Đà Lạt, Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (BCĐ NTM) tổ chức sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới khu vực Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, và Tây Nguyên. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, đại diện các bộ ngành và 19 tỉnh thành trong 3 khu vực tham dự hội nghị.

Dù có nhiều nước cùng xuất khẩu cá hồi như Chile, Canada… nhưng Na Uy chiếm 72% thị trường thế giới. Với chất lượng và nghệ thuật tiếp thị, các công ty của Na Uy đã thuyết phục được người tiêu dùng Nhật Bản, vốn rất khó tính, thay đổi suy nghĩ, sử dụng cá hồi nuôi Na Uy như món ăn không thể thiếu, thay vì trước đó chỉ sử dụng cá khai thác từ biển để chế biến các món ăn truyền thống.