Nhu Cầu Mua Cá Giống Tăng Mạnh

Khi nước lũ ở đầu nguồn đổ về mạnh, nhiều nông dân tìm mua các loại cá giống để thả nuôi trong mùa lũ, nên hiện nay sức mua các loại cá giống ở huyện Tam Nông đang bắt đầu tăng mạnh.
Theo đó, giá các loại cá cũng tăng nhẹ, cụ thể: cá lóc giống từ 200 - 350 đ/con tùy theo kích cỡ, cá lóc bông giá 500 đồng/con, bán chạy nhất là là cá lóc vuông đầu nhím vì nuôi chỉ 3,5 tháng là có thể thu hoạch, cá trê loại 170 con/kg là 70.000 đồng/kg.
Cơ sở cá lóc giống Tám Sói ở xã Phú Thọ huyện Tam Nông cho biết với 9 vèo cá giống, mỗi vèo từ 50 - 70.000 con, cơ sở vẫn không đủ lượng cá để bán, đa phần người mua là người trong huyện Tam Nông.
Cơ sở còn cho biết nhu cầu tăng, thế nhưng giá cả không tăng nhiều như năm trước. Việc đảm bảo chất lượng con giống vẫn được các cơ sở cung ứng giống chú trọng, cá bố mẹ trước khi cho ươm đều đã được ngành chuyên môn của huyện kiểm tra, không có bệnh mới tiến hành cho lai tạo.
Được biết toàn huyện Tam Nông có hơn 20 cơ sở sản xuất kinh doanh cá giống tập trung nhiều ở địa bàn xã An Long, Phú Thọ và An Hòa.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay tổng đàn bò trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) được 23.428 con, chiếm tỷ lệ 42,5% tổng đàn bò trong tỉnh, tỷ lệ bò lai sind đạt 87%. Qua đó, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập cho nông dân và tăng tỷ lệ trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kết quả rõ nét nhất trên địa bàn huyện Tuy Đức là địa phương đã bước đầu quy hoạch, phân vùng chuyên canh cho từng loại cây trồng khá bài bản, hợp lý.

Cua biển là một trong những đối tượng thủy sản nước lợ có thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Cua biển là đối tượng dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp thích hợp với các hộ nuôi gia đình, cua biển được nuôi ở nhiều vùng với nguồn con giống được đánh bắt ngoài tự nhiên.

Đây là dịp giới thiệu nhiều giống cây con các loại, phù hợp với điều kiện sản xuất tại TPHCM và các tỉnh để nâng cao chất lượng, năng suất, khả năng cạnh tranh. Hiện có 58 đơn vị đăng ký tham gia với 250 gian hàng.

Theo Sở NN-PTNT, Dak Lak hiện có gần 10.000 ha hồ tiêu, trong đó diện tích đang kinh doanh trên 6.000 ha, vượt gần ½ so với quy hoạch. Việc nông dân chạy theo phong trào, ồ ạt trồng tiêu khiến nhiều người phải trắng tay vì tiêu chết hàng loạt do sâu bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm.