Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhơn Lý Được Mùa Biển

Nhơn Lý Được Mùa Biển
Ngày đăng: 08/03/2014

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn - Bình Định) đã ra khơi đánh bắt hải sản đạt sản lượng khá; giá hải sản cũng tăng, nên bà con ngư dân có thu nhập cao.

Xã Nhơn Lý có trên 55% số hộ sinh sống bằng nghề đánh bắt, chế biến hải sản. Toàn xã có trên 332 tàu thuyền, trong đó có 14 tàu thuyền đánh bắt xa bờ, số còn lại chuyên đánh bắt ở ngư trường trong tỉnh.

Thời gian trước và trong Tết Giáp Ngọ, biển động liên tục nên chỉ có các thuyền chuyên khai thác tôm hùm giống hoạt động, còn lại đều nằm bờ. Từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 3 này, thời tiết tương đối thuận lợi, ngư dân Nhơn Lý đã bám biển khai thác hải sản đạt sản lượng khá cao; mỗi chuyến biển thu nhập từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.

Ngư dân Phan Văn Sanh, ở thôn Lý Hòa, cho biết: Khoảng hơn tuần nay mực, ruốc, cá sòng, cá cơm mồm, cá cơm than xuất hiện dày, nên ngư dân trúng đậm. Riêng tui có ngày đánh trúng gần 200 két cá cơm (mỗi két khoảng 10-12kg). Giá hải sản cũng tăng khá: cá cơm mồm 500 ngàn đồng/két, cá cơm than 200 ngàn đồng/két, cá cơm ba lài 250- 300 ngàn đồng/két, mực 1,2 triệu đồng/két, cá hố 450 ngàn đồng/két, ruốc 300 ngàn đồng/két nên bà con có thu nhập khá. Tui trúng 3 chuyến thu lãi trên 100 triệu đồng.

Ngư dân Võ Công Phượng, cũng ở Lý Hòa, bộc bạch: Chiều tối 3.3 ghe tui ra khơi bủa lưới kéo được 160 két cá cơm than, thu về 32 triệu đồng, trừ chi phí dầu nhớt, trả tiền bạn, cũng kiếm lãi hơn 20 triệu đồng.

Một số ngư dân đánh bắt gần bờ bằng thuyền thúng và thuyền nan có thu nhập 1 - 2 triệu đồng/ngày. Hiện toàn xã có khoảng 50 thuyền thúng và 8 thuyền nan. Mỗi thuyền thúng sắm cả ngư lưới cụ hết 5 - 10 triệu đồng, chỉ một người chèo ra biển chừng 500 m, đánh bắt gần các rạn san hô; còn thuyền nan làm mới và sắm ngư cụ khoảng 15 - 20 triệu đồng cho 2 người đi biển.

Biển được mùa, các cơ sở chế biến hải sản ở địa phương luôn nhộn nhịp. Anh Bạch Xuân Thao, một chủ cơ sở chế biến cá cơm xuất khẩu ở Nhơn Lý, cho hay: Mỗi ngày cơ sở tui thu mua, chế biến từ 5 tạ đến 1 tấn cá cơm mồm, giải quyết việc làm cho 8 lao động với thu nhập từ 100- 120 ngàn đồng/người/ngày. Công việc làm chỉ trụng cá vào nước sôi, sau đó đem phơi nắng rồi đóng gói.

Được biết, xã Nhơn Lý hiện có 12 cơ sở chế biến cá cơm xuất khẩu và 42 cơ sở chế biến nước mắm, giải quyết việc làm cho gần 250 lao động địa phương. Hàng năm, các cơ sở chế biến và tiêu thụ trên 50.000 lít nước mắm. Riêng sản lượng cá cơm đánh bắt được khoảng 2.500 - 3.000 tấn/năm, trong đó hơn 20% được đưa vào chế biến nước mắm.


Có thể bạn quan tâm

Người Dân Vĩnh Long Ồ Ạt Trồng Cam Người Dân Vĩnh Long Ồ Ạt Trồng Cam

Giá cao, lợi nhuận nhiều nên thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã ồ ạt lên liếp để trồng cam. Giờ đây, huyện Trà Ôn đã đứng đầu về diện tích cam trong tỉnh. Tuy nhiên, theo ngành chức năng của địa phương, cách trồng của người dân chưa bền vững.

01/08/2014
GAP Vẫn Còn Là Mô Hình GAP Vẫn Còn Là Mô Hình

Qua 10 năm, ngành nông nghiệp khu vực Nam bộ triển khai thực hiện mô hình “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” thì đến nay mới có 29 mô hình được chứng nhận. Và tất cả những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt thì vẫn chưa thể nhân rộng.

01/08/2014
Được Mùa Đậu Xanh Xuân Hè Được Mùa Đậu Xanh Xuân Hè

Cuối tháng 3, ông Trần Văn Thanh ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) mua hạt giống đậu xanh về tỉa trên một sào đất nằm ven vườn nhà. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh nguy hiểm nên ruộng đậu xanh của ông Thanh phát triển rất tốt.

01/08/2014
Huyện Thường Xuân Tiến Độ Trồng Mới Cao Su Đạt Thấp Huyện Thường Xuân Tiến Độ Trồng Mới Cao Su Đạt Thấp

Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.

01/08/2014
Trang Trại Thân Thiện Với Môi Trường Trang Trại Thân Thiện Với Môi Trường

Câu chuyện bắt đầu khi xã Vạn Ninh cùng với các địa phương khác trong huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) khởi động phong trào xây dựng nông thôn mới. Với địa hình bán sơn địa có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi kết hợp trồng rừng, xã Vạn Ninh khuyến khích nhân dân tập trung vào các mô hình kinh tế trang trại với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó định hướng đến vấn đề quy hoạch tập trung, thân thiện với môi trường và xa khu dân cư.

01/08/2014