Nhóm Hộ Nuôi Gia Cầm An Toàn Sinh Học

Đây là mô hình phát huy tính chủ động của nông hộ cùng hỗ trợ nhau trong hoạt động SX chăn nuôi. Phương thức tự quản theo nhóm là điều kiện để phát huy tính tự giác, trách nhiệm cá nhân trong mối liên kết, hợp tác của cộng đồng vì lợi ích chung. Những hộ chăn nuôi tham gia được tổ chức thành nhóm.
Sau khi được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh, các thành viên áp dụng vào thực tế SX của gia đình dưới sự giám sát của tập thể nhóm. Trong quá trình SX có những khó khăn, vướng mắc hoặc kinh nghiệm hay của từng thành viên trong nhóm đều được tập thể bàn bạc để giải quyết. Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ bình phun thuốc và thuốc sát trùng để định kỳ sát trùng chuồng trại. Ngoài ra còn được hướng dẫn kỹ thuật thú y để tự tiêm phòng vacxin.
Ở tỉnh Long An hiện nay có 34 nhóm nông hộ chăn nuôi gà, vịt ATSH được thành lập. Mỗi nhóm có 10- 12 thành viên duy trì sinh hoạt định kỳ và ghi chép đầy đủ nội dung sinh hoạt của nhóm. Các hộ chăn nuôi trong nhóm áp dụng 9 biện pháp cơ bản sau:
+ Chọn khu vực chăn nuôi tách biệt với các nơi sinh hoạt của gia đình và cộng đồng dân cư.
+ Có khu vực nuôi cách ly gia cầm mới nhập, gia cầm bệnh.
+ Kiểm soát, sát trùng người, phương tiện và động vật khác ra vào khu chăn nuôi.
+ Sử dụng trang phục bảo hộ dành riêng và vệ sinh sát trùng cho người ra vào khu vực chăn nuôi.
+ Thực hành chẩn đoán các loại bệnh thường gặp, cách chủ động phòng ngừa và điều trị.
+ Sử dụng vacxin phòng bệnh, phải đảm bảo tiêm phòng vacxin CGC H5N1 đầy đủ và các bệnh có trong danh mục bắt buộc tiêm phòng do Nhà nước quy định.
+ Thường xuyên vệ sinh, xử lý chất thải, định kỳ sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi.
+ Có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý để gia cầm luôn có sức đề kháng cao.
+ Mua, bán con giống có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.
Theo kết quả đánh giá của các nhóm mô hình này đã giúp hộ chăn nuôi cải tiến kỹ thuật, công tác tổ chức và phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Trước khi đến với nghề nuôi thỏ, ông Nguyễn Hồng Phú, ở thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn (Bình Định) từng lăn lộn với nhiều công việc khác nhau để mưu sinh. Khi được giới thiệu mô hình nuôi thỏ, ông đã bỏ công sức tìm hiểu thị trường, nghiên cứu kỹ thuật nuôi và quyết định làm giàu từ thỏ.

Theo phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đến nay, toàn huyện có 142 lán trại trồng nấm tại 24 xã với tổng diện tích 21.150 m2. Năm nay, huyện tiếp tục sản xuất các loại nấm mỡ, nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ cung cấp ra thị trường. 9 tháng qua, sản lượng thu hoạch nấm tươi của toàn huyện đạt 153 tấn.

Ông Nguyễn Ngọc Tuyên, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ (Phù Mỹ - Bình Định), cho biết: Do thiếu nước tưới, vụ bắp vừa qua nông dân Mỹ Thọ chỉ trồng 79 ha bắp xen với cây hành, giảm 31 ha so cùng vụ năm ngoái. Tuy thời tiết nắng nóng kéo dài, gây khó khăn cho sản xuất, nhưng diện tích nào đã trồng thì bà con nông dân vẫn kéo điện ra đồng khai thác mạch nước ngầm để tưới, nên năng suất bắp đạt khá cao.

Những ngày qua, 14 hộ nông dân ở ấp Bình Đông Trung, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây đang “khóc dở” vì đã trồng giống ớt mới có tên là Hồng Hạc 2 của Công ty TNHH Giống cây trồng Long Hoàng Gia, địa chỉ 922/8 Cách mạng Tháng Tám, phường 5, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Những năm gần đây, số lượng tàu thuyền làm nghề khai thác ở vùng biển xa bờ của Bình Thuận đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, dịch vụ hậu cần trên biển cho ngư dân (tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thu mua hải sản) vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của những chuyến đánh bắt cũng như ngành thủy sản của địa phương.