Nhóm Hộ Nuôi Gia Cầm An Toàn Sinh Học

Đây là mô hình phát huy tính chủ động của nông hộ cùng hỗ trợ nhau trong hoạt động SX chăn nuôi. Phương thức tự quản theo nhóm là điều kiện để phát huy tính tự giác, trách nhiệm cá nhân trong mối liên kết, hợp tác của cộng đồng vì lợi ích chung. Những hộ chăn nuôi tham gia được tổ chức thành nhóm.
Sau khi được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh, các thành viên áp dụng vào thực tế SX của gia đình dưới sự giám sát của tập thể nhóm. Trong quá trình SX có những khó khăn, vướng mắc hoặc kinh nghiệm hay của từng thành viên trong nhóm đều được tập thể bàn bạc để giải quyết. Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ bình phun thuốc và thuốc sát trùng để định kỳ sát trùng chuồng trại. Ngoài ra còn được hướng dẫn kỹ thuật thú y để tự tiêm phòng vacxin.
Ở tỉnh Long An hiện nay có 34 nhóm nông hộ chăn nuôi gà, vịt ATSH được thành lập. Mỗi nhóm có 10- 12 thành viên duy trì sinh hoạt định kỳ và ghi chép đầy đủ nội dung sinh hoạt của nhóm. Các hộ chăn nuôi trong nhóm áp dụng 9 biện pháp cơ bản sau:
+ Chọn khu vực chăn nuôi tách biệt với các nơi sinh hoạt của gia đình và cộng đồng dân cư.
+ Có khu vực nuôi cách ly gia cầm mới nhập, gia cầm bệnh.
+ Kiểm soát, sát trùng người, phương tiện và động vật khác ra vào khu chăn nuôi.
+ Sử dụng trang phục bảo hộ dành riêng và vệ sinh sát trùng cho người ra vào khu vực chăn nuôi.
+ Thực hành chẩn đoán các loại bệnh thường gặp, cách chủ động phòng ngừa và điều trị.
+ Sử dụng vacxin phòng bệnh, phải đảm bảo tiêm phòng vacxin CGC H5N1 đầy đủ và các bệnh có trong danh mục bắt buộc tiêm phòng do Nhà nước quy định.
+ Thường xuyên vệ sinh, xử lý chất thải, định kỳ sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi.
+ Có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý để gia cầm luôn có sức đề kháng cao.
+ Mua, bán con giống có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.
Theo kết quả đánh giá của các nhóm mô hình này đã giúp hộ chăn nuôi cải tiến kỹ thuật, công tác tổ chức và phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm mới, ngư dân các địa phương ven biển tỉnh Quảng Trị - nơi ngư trường có cá, mực ngon nổi tiếng trúng đậm trong những chuyến ra khơi đánh bắt hải sản. Những chuyến tàu đầu tiên đã cập cảng với sản lượng đánh bắt được khá lớn, dự báo một năm thuận lợi cho bà con ngư dân.

Với đặc điểm dễ nuôi, ít tốn thức ăn,nhanh thu hoạch, nghề nuôi ốc hương ở phường 12 (TP.Vũng Tàu) đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Tuy nhiên, tiềm năng đang bị bỏ ngỏ, khi mà diện tích và số hộ nuôi trồng của địa phương vẫn chưa được mở rộng.

Với lợi thế là địa phương giáp biển, lại có nguồn cá giống tự nhiên nên vài năm trở lại đây, thị xã Vĩnh Châu đã phát triển nhanh mô hình nuôi cá kèo trên vuông tôm.

Rộng khoảng 3 ha với tường rào bao quanh từ trước ra sau; có hệ thống nhà nuôi gà nối với nhau; có xưởng chế biến thức ăn, lò ấp; những ngôi nhà cấp 4 dành cho công nhân ở và sinh hoạt… là những điều kiện không phải trang trại chăn nuôi nào cũng đạt được như của trang trại nuôi gà đẻ trứng Trường Giang (thôn Đoàn Kết, xã Ea Tyh, huyện Ea Kar, Dak Lak).

Khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định và có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm, nguyên nhân chính là nguồn lao động trong nông thôn ngày một giảm do chuyển sang kinh doanh dịch vụ hay đi lao động ở các ngành nghề khác. Mặt khác chi phí sản xuất trồng khoai tây thường cao, nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, những năm gần đây nhiều hộ nông dân không dùng rơm rạ phục vụ đời sống dân sinh, rơm rạ cũng ít được sử dụng làm phân hữu cơ. Xuất phát từ thực tế đó, vụ đông năm 2011 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hưng Yên đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có che phủ rơm rạ, góp phần giải quyết những khó khăn trên.