Nhiều Vùng Dâu Bị Bọ Gây Hại

Xã Ân Hảo Đông và Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân có trên 150 ha dâu. Thông thường hàng năm, sau mùa mưa bà con tiến hành chăm sóc cho cây dâu phát triển trở lại và từ đầu tháng 2 năm sau tiến hành nuôi lứa tằm đầu tiên của vụ nuôi mới. Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đến nay, bọ cánh cứng phát sinh mạnh và gây hại cây dâu, làm nông dân lo lắng.
Ông Đinh Văn Chu ở thôn Hội Trung, xã Ân Hảo Đông cho biết: “Tôi trồng 5 sào dâu, thông thường mỗi đợt nuôi 1,5 hộp trứng, nhưng giờ nuôi 0,5 hộp mà không có lá dâu để cho tằm ăn”.
Đối với con tằm rất mẫn cảm nên không thể dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ bọ cánh cứng, vì vậy hiện các hộ nuôi tằm đã chặt gốc những vùng dâu bị hại nặng để đầu tư chăm sóc cho cây phát triển trở lại.
Hiện nay giá kén rất ổn định trên 140.000 đồng/kg, nghề trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập khá. Các hộ nuôi tằm ở Hoài Ân kiến nghị các cơ quan chuyên môn giúp bà con biện pháp bảo vệ tốt cây dâu để tiếp tục phát triển nghề nuôi tằm.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù Đà Lạt đã vào vụ thu hoạch khoai tây nhưng một số cơ sở kinh doanh khoai tây tại chợ nông sản Đà Lạt vẫn ồ ạt nhập khoai tây Trung Quốc rồi “tái xuất” ra thị trường (chủ yếu là TPHCM).

Từ đầu năm đến nay, các trại nuôi tôm giống trên địa bàn huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) xuất bán được 1.583 triệu con tôm post. Trong đó tôm sú giống 728 triệu con; tôm thẻ giống 855 triệu con.

Tiền Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng ca cao lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hơn 6 năm triển khai dự án ca cao trồng xen trong vườn dừa, đến nay dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng người dân trồng ca cao vẫn kiên quyết giữ vững, tăng thêm diện tích và không còn diễn ra điệp khúc “đốn - trồng” như trước đây.

Năm 2012, dịch cúm A H5N1 xảy ra ở một số loài gia cầm trên địa bàn huyện như gà, vịt, ngan, ngỗng, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi và giảm về số lượng tổng đàn.

Thời gian gần đây, tại xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn - Dak Lak) đã xảy ra tình trạng tiêu chết hàng loạt khiến bà con trồng tiêu lo lắng.