Nhiều sai phạm trong kinh doanh thuốc BVTV

Cụ thể có 6 trường hợp sản xuất thuốc BVTV vi phạm về nhãn mác hàng hóa (ghi dư đối tượng phòng trừ so với giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV) như sản phẩm Benza 650WP (Cty TNHH TM-DV-SX Mỹ Nhật); Haohao 600WG (Cty CP đầu tư TM & PTNN ADI); Promathion 55EC (Cty TNHH BVTV Đại Dương); Dr Green 800WP (Cty TNHH Nông nghiệp xanh), Poner 40TB (Cty TNHH MTV TM DV Nông Gia Thịnh); Tiginon 95WP (Cty TNHH hóa chất Đại Nam Á).
Còn đối với tình trạng buôn bán thuốc BVTV không có nguồn gốc xuất xứ: 4 trường hợp (cửa hàng Lê Thiện Mai, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú; Huỳnh Văn Huy, xã Tân An, thị xã Tân Châu; Phan Hồng Phương, xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới; Lê Ngọc Phúc, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới).
Bên cạnh đó còn phát hiện 1 trường hợp buôn bán thuốc ngoài danh mục tại cửa hàng Nguyễn Hữu Toàn, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới. Tổng số tiền phạt hành chính trên 100 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Với việc chăm sóc theo tiêu chuẩn 4C, hàng chục ngàn nông dân tại Tây Nguyên đã tăng thêm thu nhập hàng năm lên 14%/ha cà phê so với cách canh tác truyền thống.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam có đến 582 lô hàng thủy sản bị 38 nước trả về.

Ông Trần Văn Lâm (sinh năm 1977), hiện cư ngụ ấp 17, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đã mạnh dạn chuyển đổi giống vật nuôi, từ đó kinh tế gia đình khá lên nhờ mô hình sản xuất ếch Thái Lan.

Đông Hải có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản. Với diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 38.500 ha, hằng năm cho sản lượng hơn 60.000 tấn, trong đó sản lượng tôm là hơn 33.000 tấn, cá và thủy sản khác sản lượng hơn 26.000 tấn.

Không những thành công từ mô hình ươm cây, tạo cảnh quan bóng mát, anh Nguyễn Văn Thi (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) còn mạnh dạn thuê 2ha đất để trồng chuối, thu lợi gần 300 triệu đồng/năm.