Nhiều nông dân Trà Vinh trở thành triệu phú nhờ trồng dừa sáp

Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, có mặt tại xã Hòa Tân vào khoảng năm 1960. Quả dừa sáp giống như dừa thường nhưng đặc biệt cơm dừa rất dày, có khi phần cơm dừa chiếm gần hết phần ruột của trái dừa, phần còn lại nước dừa sệt lại như keo.
Cơm dừa sáp mềm và thơm dẻo được dùng pha chế làm thức uống rất ngon. Thông thường một buồng dừa 12 quả, chỉ có khoảng 3-4 quả dừa sáp, thậm chí có khi không có quả sáp nào.
Theo các hộ trồng dừa sáp ở xã Hòa Tân, hơn 15 năm trước giá trị cây dừa sáp thua cây dừa thường và không ít nông dân đã đốn bỏ dừa sáp trồng cây ăn quả khác. Nhưng nhờ huyện Cầu Kè là xứ sở vườn cây ăn quả và có lễ Vu Lan Thắng hội được tổ chức rất quy mô hàng năm nên khách phương xa về tham quan rất đông. Vào dịp này, một số nhà vườn đã đem dừa sáp bán cho các quán nước để chế biến làm nước uống phục vụ du khách.
Sản phẩm dừa sáp ngon lạ được người thưởng thức ưa chuộng rồi truyền tai nhau. Vào dịp lễ, Tết, mỗi quả dừa sáp có giá từ 150.000-190.000 đồng. Dừa sáp ngày càng khẳng định được thương hiệu và trở thành đặc sản của tỉnh Trà Vinh.
Năm 2008, để phát triển diện tích cây dừa sáp đặc sản của địa phương, Ủy ban Nhân dân huyện Cầu Kè đã xây dựng vùng chuyên canh cây dừa sáp rộng 50ha (tương đương 9.000 cây dừa) tại xã Hòa Tân. Ủy ban Nhân dân huyện Cầu Kè mời tiến sỹ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, về địa phương hỗ trợ cho nông dân trong vùng dự án về mặt kỹ thuật để trồng cây dừa sáp theo hướng VietGAP, áp dụng phương pháp thụ phấn trợ lực để tăng tỷ lệ sáp trên mỗi buồng dừa.
Mô hình sản xuất này đã cho hiệu quả mà người trồng dừa sáp “nằm mơ” cũng không nghĩ là sự thật. Dừa sáp trồng chỉ sau 3-4 năm đã bắt đầu cho trái, tỷ lệ quả sáp tăng bình quân trên 30-40% so cách trồng truyền thống. Cá biệt, hộ ông Thạch Cộng, ở ấp Chông Nô 2, có ba cây dừa cho 147 trái sáp trong một năm, thu nhập hơn 15 triệu đồng.
Đến nay, huyện Cầu Kè có hơn 35.000 cây dừa sáp; trong đó khoảng 80% cây đang cho trái. Dừa sáp Cầu Kè được trồng tập trung nhiều nhất tại các ấp có đông người dân tộc Khmer sinh sống như Chông Nô 1, Chông Nô 2, Chông Nô 3 thuộc xã Hoà Tân.
Theo nông dân trồng dừa sáp, khi cây dừa sáp ở giai đoạn từ 7 tuổi trở lên, bình quân một năm cho khoảng 120-150 trái. Với hiệu quả từ việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, tỷ lệ dừa cho quả sáp đạt từ 40-50%, tính theo giá bán hiện thời thì mỗi cây dừa sáp cho thu nhập trên 10 triệu đồng/năm.
Ông Ngô Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cầu Kè cho biết trước sự hấp dẫn giá trị kinh tế của cây dừa sáp, huyện Cầu Kè đã vận động 20 nông dân có diện tích dừa sáp nhiều và kinh nghiệm sản xuất thành lập Hợp tác xã dừa sáp Hòa Tân.
Bên cạnh đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã hỗ trợ xây dựng và được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận thương hiệu “Dừa sáp Hòa Tân".
Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc gia châu Âu khiến cho ngân hàng ở nhiều nước hạn chế các khoản vay và điều kiện cho vay, nhà nhập khẩu buộc phải cắt giảm đơn hàng, thậm chí đàm phán hạ giá gây ra rất nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Trà Vinh là địa phương có sản lượng dừa đứng thứ hai trong khu vực ĐBSCL (sau tỉnh Bến Tre), với diện tích trên 14.941 ha và hàng năm cho sản lượng trên 151 triệu trái dừa. Trước tình hình giá dừa đang sụt giảm mạnh trên thị trường, hiện dao động ở mức 11 – 13 ngàn đồng/chục (12 trái); giảm 95 – 100 ngàn đồng/chục so với cùng kỳ tháng 5/2011.

Dự án Đào tạo nâng cao năng lực kinh tế dựa vào cộng đồng (CB-TREE) do Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Dự án Thị trường lao động EU/MOLISA/ILO đang triển khai thí điểm tại Hà Tĩnh có thể là hướng đi phù hợp

Vì là loài rắn quý hiếm nên nhiều nhà hàng, quán ăn đã thu mua hổ hèo với giá khá cao, từ 450.000đ – 500.000đ/kg. Do đó, một vài bà con nông dân đã mày mò tìm cách nuôi hổ hèo cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ

Hơn 15 năm chị sống nhờ vào gánh hàng rong, với nghị lực phi thường chị trở thành bà chủ trang trại nuôi cá sấu, cá lóc, cá da trơn và ba ba trên diện tích 2,3 ha, sản lượng đạt hàng trăm tấn mỗi năm. Tổng lợi nhuận từ năm 2001 đến nay đã là 5 tỷ đồng. Chị được mệnh danh là “nữ tướng nuôi cá” của xứ dừa. Đó là chị Phan Thị Vân ở ô 3, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, Bến Tre.