Nhiều Nông Dân Đồng Tháp Lo Đầu Ra Của Cá Chạch Sụn

Gần đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhiều người bắt chước nhau nuôi cá chạnh sụn (hay cá chạch bùn). Người nuôi tự truyền tai nhau tính ưu việt và tiềm năng kinh tế của giống cá mới này nên có những thời điểm, giá cá thương phẩm lên đến 300.000 đồng/kg và cá giống khoảng 1.000 đồng/con.
Tuy nhiên, do cung vượt cầu, một số nông dân đang rất khó khăn không biết phải xoay sở với ao cá nhà mình, bởi chưa tìm được đầu ra ổn định.
Theo Chi cục Thủy sản, cá chạch sụn là loài động vật ngoại lai, chưa xác định được nguồn gốc, đặc tính sinh học rõ ràng và không có trong danh mục cho phép thả nuôi ở Đồng Tháp. Vì vậy, ngành không khuyến cáo nông dân phát triển nuôi con cá chạch này.
Toàn tỉnh hiện có trên 12ha nuôi cá chạch sụn, chủ yếu tập trung ở các huyện Lai Vung, Lấp Vò, TX. Hồng Ngự,... Nông dân nuôi chủ yếu trong ao đất và bể lót mủ bạt, sử dụng nguồn giống từ An Giang, Cần Thơ, TP.HCM...
Một số nông dân nuôi cá chạch sụn cho biết, cá chạch sụn tuy tỷ lệ hao hụt hơi cao, nhưng khá dễ nuôi, mau lớn, hồ nuôi chỉ cần nước sạch, thông thoáng, không cần cánh quạt nước nên đỡ tốn chi phí; từ lúc mới thả đến thu hoạch là 3 tháng rưỡi. Kích thước bình quân của một con cá trưởng thành là 15cm, dài nhất 28cm (25 - 30 con/kg). Đặc biệt, cá chạch sụn có thể cho sinh sản nhân tạo dễ dàng.
Tuy nhiên, đây là một giống cá mới, nên về căn bản thị trường vẫn chưa thích ứng kịp và sức tiêu thụ không khả quan như người nuôi lầm tưởng. Hiện nay, cá chạch sụn chỉ xuất hiện ở một số nhà hàng, thị trường bên ngoài hầu như không bắt gặp giống cá này. Người tiêu dùng vẫn còn tâm lý e dè khi ăn cá chạch sụn.
Hiện nay, một số nông dân ở TX. Hồng Ngự đang lo lắng cho ao cá nhà mình, bởi giá cá thịt cứ xuống liên tục. Anh Nguyễn Văn Hậu, TX. Hồng Ngự đang nuôi cá chạch sụn cho biết: “Được một số anh em giới thiệu đây là giống cá mới (cá chạch sụn) được thị trường rất ưa chuộng, đặc biệt giá rất hấp dẫn nên tôi mới quyết định thả nuôi 40 nghìn con cho ao cá nhà mình.
Tuy nhiên, thời điểm tôi thả thì cá thịt lái mua vào 300 ngàn đồng/kg, do đó cá giống lên đến 1 ngàn đồng/con. Hiện nay, ao cá tôi đã được 2,5 tháng tuổi, chi phí thức ăn và cá giống ước tính gần 100 triệu đồng. Tôi đang lo vì gần tới ngày thu hoạch mà chẳng thấy bóng dáng thương lái đâu, giá cá thì rớt liên tục”.
Theo thông tin từ người nuôi, giá cá chạch sụn hiện chỉ còn 120 ngàn đồng/kg. Với mức giá này người nuôi gặp nhiều khó khăn, thương lái thu mua cá chạch sụn thì mất tăm, khiến người nuôi hoang mang.
Theo ông Lê Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản, nông dân chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, nông dân cần thận trọng tìm hiểu kỹ xuất xứ nguồn gốc vật nuôi và thị trường tiêu thụ trước khi sản xuất ồ ạt để tránh tình trạng bị thua lỗ.
Có thể bạn quan tâm

Bằng nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp của tỉnh, huyện, vụ hè thu và vụ thu đông, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã cung ứng 4.800 kg giống lúa chất lượng cao gồm: OM 4900, OM 10041, OM 6976 và OM 8017 cho các xã Phong Mỹ, Ba Sao, Tân Nghĩa, Mỹ Thọ, Phương Trà và Gáo Giồng để nhân giống trên diện tích 40 ha.

116 hộ dân tham gia mô hình nuôi bò vàng thuần chủng do Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Than Uyên (Lai Châu) đã triển khai đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đổi thay nếp nghĩ, cách làm của người chăn nuôi.

Nhiều nông dân thu hoạch lúa hè thu trễ ở miền Tây Nam Bộ thu lợi nhuận khá lớn. Ông Trần Thanh Mẫn trồng 5 ha lúa ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng - cho biết: “Mới tuần trước tôi thu hoạch lúa hè thu bán ngay tại ruộng 5.000 đồng/kg, nay lúa đã tăng lên 5.100 đồng/kg đã làm mất một số tiền không nhỏ”. Dù bán lúa sớm mất tiền nhưng ông Mẫn vẫn thu được 15 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với những nông dân đã thu hoạch hơn 1 tháng trước đây.

Hiện nay, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đẩy mạnh việc ứng dụng và trồng nhãn chín muộn với thời gian chín muộn hơn nhãn chính vụ 1 tháng, qua đó giá trị đã được nâng lên rõ rệt.

Nhằm giúp người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, tạo ra các sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, có tính cạnh tranh cao, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế cao, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Viện Nghiên cứu) đã triển khai thực hiện Dự án “Phát triển nuôi thẻ chân trắng theo quy trình GAP” tại Bến Tre.