Nhiều Người Trồng Ổi Đài Loan Đạt Hiệu Quả

Hiện nay mô hình trồng ổi Đài Loan được nhiều nhà vườn ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) áp dụng thành công vì dễ trồng, cho năng suất cao, giá ổn định. Anh Lê Quang Thích ở ấp 1, xã Mỹ Hiệp trồng trên 8.000m2 ổi cho biết: “Hiện 7 ngày tôi thu hoạch 1 tấn ổi, bán được 9.500/kg. 1ha có thể thu hoạch một tháng 4 -5 tấn, nếu giá như hiện nay, trừ chi phí, mỗi một ký còn lời được 4.000 đồng”.
Anh Nguyễn Văn Bé Bảy ở ấp 2, xã Mỹ Hiệp cũng là nông dân nhiều năm canh tác ổi Đài Loan rất hiệu quả. Anh Bé Bảy chia sẻ: “Trồng ổi Đài Loan nhẹ chăm sóc hơn ổi thường và cho trái liên tục”.
Trong quá trình chăm sóc cây ổi Đài Loan, anh Bé Bảy còn nhận ra rằng, ổi Đài Loan là loại cây chịu nước, vào mùa nắng cần tưới nước thường xuyên, mùa mưa nếu phát hiện cây bị khô cũng cần tưới thêm nước. Trong mùa mưa cần phải thường xuyên quan sát vườn, nếu phát hiện ngập úng phải khai thông cống rãnh. Để cây ổi Đài Loan phát triển tốt cần được trồng trên mô đất cao khoảng 5 tất giúp cây dễ thoát nước, mỗi năm vào mùa nắng bồi thêm bùn giúp cây giữ ẩm.
Ông Nguyễn Văn Chính, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh nói: “Xã Mỹ Hiệp hiện có 726ha vườn, đến thời điểm này diện tích trồng ổi Đài Loan chiếm khoảng 15% diện tích. Nhìn chung người trồng ổi Đài Loan lợi nhuận rất cao, gấp khoảng 3 lần ổi thường”.
Kỹ sư Nguyễn Công Sơn, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh cho biết, kỹ thuật trồng ổi Đài Loan tương tự như trồng ổi địa phương, tuy nhiên có mấy điểm lưu ý như sau: khoảng cách trồng 3 - 5m, tương đương từ 600 - 700 cây/ha; bón chủ lực là phân NPK như 16-16-8, 20-20-15, 15-15-15; sử dụng bọc nilon để bao trái (sau thời gian bao trái 2 tháng có thể thu hoạch), trong thời gian bao trái có thể giảm từ 6-8 lần phun thuốc”.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, anh Nguyễn Văn Triết (sinh năm 1975), ngụ ấp 5, xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi, đem lại thu nhập trên 220 triệu đồng/năm.

Trước đây, việc chăn nuôi dê ở thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì, Hà Giang) mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Để hỗ trợ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, từ cuối năm 2012, 13 gia đình ở đây đã tập hợp thành “Nhóm cùng sở thích chăn nuôi dê” với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, vươn lên XĐGN.

Gần đây, ở ĐBSCL xuất hiện khá nhiều mô hình trang trại nuôi heo, đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh, lao động và bảo vệ môi trường. Mô hình nuôi heo nái của ông Phạm Văn Ân ở ấp Mỹ Phú, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, Sóc Trăng là một điển hình.

“Vẫn còn hiện tượng lạm dụng kháng sinh và chất cấm trong chăn nuôi”, là nhận định của ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN & PTNT) tại Hội nghị triển khai công tác quản lý lợn đực giống và kiểm tra thức ăn chăn nuôi do Bộ NN & PTNT tổ chức sáng 06/4 tại Hà Nội.

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng thú y trong tỉnh Bình Định đã tiến hành tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm cho trên 2 triệu con gà, vịt, đạt 80,5% tổng đàn trong diện tiêm.