Nhiều Mô Hình Trồng Màu Cho Thu Nhập Cao

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Tân (Vĩnh Long), phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây màu luân canh trên đất lúa tiếp tục mang lại nhiều hiệu quả trong sản xuất sau nhiều năm liền duy trì trên địa bàn huyện.
Trong năm 2014, toàn huyện trồng được 18.201ha rau màu các loại, trong đó có 11.729ha rau màu luân canh lúa màu và đã có nhiều mô hình cho thu nhập cao (trên 200 triệu đồng/ha/năm).
Cụ thể: mô hình trồng 1 vụ dưa hấu trên mô, trên đất lúa và 1 vụ khoai lang tím Nhật vụ Đông Xuân rộng 240ha ở xã Tân Hưng cho thu nhập từ 300 - 330 triệu đồng/ha; mô hình trồng 1 vụ khoai lang tím Nhật vụ Đông Xuân và 1 vụ khoai lang tím Nhật vụ Hè Thu có diện tích 1.600ha ở các xã Thành Đông, Tân Thành, Thành Trung và Thành Lợi;
Mô hình trồng 1 vụ dưa hấu vụ Đông Xuân và vụ khoai lang tím Nhật vụ Xuân Hè có diện tích 200ha ở xã Tân Thành, Thành Lợi, Tân An Thạnh cho doanh thu từ 220 - 240 triệu đồng/ha; mô hình trồng hành lá chuyên canh ở xã Tân Bình, Tân Quới, Tân Lược và Tân An Thạnh đạt từ 120 - 140 triệu đồng/ha/lứa.
Có thể bạn quan tâm

Từ nguồn vốn này, hàng nghìn hộ ngư dân đã đầu tư đóng các loại tàu, thuyền có công suất lớn hơn 90CV, đánh bắt tại những ngư trường xa bờ. Nhiều hộ dân đầu tư nuôi trồng thủy sản, mỗi hộ vài ha mặt nước nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ốc hương, ngao... doanh thu hàng tỷ đồng/năm.

Trước tình hình hạn hán gay gắt xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân, vừa qua, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị bàn biện pháp chống hạn, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết gây ra.

Những ngày này rất nhiều ngư dân ở các xã vùng bãi ngang ven biển huyện Kỳ Anh, Lộc Hà, Thạch Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (thuộc tỉnh Hà Tĩnh) đang được mùa sứa biển, giá thành khá cao, mang lại nguồn thu nhập đáng kể...

Con banh lông là loại hải sản còn ít người biết đến. Nhìn bề ngoài banh lông có hình dạng tròn như trái banh loại nhỏ, sống vùi sâu dưới lớp bùn. Lâu nay hầu như ngư dân ít khai thác loại hải sản này.

Nhiều năm trở lại đây, nuôi tôm trên cát ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình phát triển khá mạnh với diện tích tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch vùng nuôi mang tính chiến lược vẫn còn nhiều hạn chế và việc nuôi tôm trên cát phát triển manh mún, tự phát. Vì vậy, để hướng đến mục tiêu phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì việc tháo gỡ những khó khăn và mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi tôm là điều cần thiết.