Nhiều Mô Hình Trồng Màu Cho Thu Nhập Cao

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Tân (Vĩnh Long), phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây màu luân canh trên đất lúa tiếp tục mang lại nhiều hiệu quả trong sản xuất sau nhiều năm liền duy trì trên địa bàn huyện.
Trong năm 2014, toàn huyện trồng được 18.201ha rau màu các loại, trong đó có 11.729ha rau màu luân canh lúa màu và đã có nhiều mô hình cho thu nhập cao (trên 200 triệu đồng/ha/năm).
Cụ thể: mô hình trồng 1 vụ dưa hấu trên mô, trên đất lúa và 1 vụ khoai lang tím Nhật vụ Đông Xuân rộng 240ha ở xã Tân Hưng cho thu nhập từ 300 - 330 triệu đồng/ha; mô hình trồng 1 vụ khoai lang tím Nhật vụ Đông Xuân và 1 vụ khoai lang tím Nhật vụ Hè Thu có diện tích 1.600ha ở các xã Thành Đông, Tân Thành, Thành Trung và Thành Lợi;
Mô hình trồng 1 vụ dưa hấu vụ Đông Xuân và vụ khoai lang tím Nhật vụ Xuân Hè có diện tích 200ha ở xã Tân Thành, Thành Lợi, Tân An Thạnh cho doanh thu từ 220 - 240 triệu đồng/ha; mô hình trồng hành lá chuyên canh ở xã Tân Bình, Tân Quới, Tân Lược và Tân An Thạnh đạt từ 120 - 140 triệu đồng/ha/lứa.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (XD NTM) huyện Trảng Bàng, qua hơn 2 năm (từ năm 2011 đến giữa năm 2013) thực hiện Chương trình XD NTM, huyện đã phát triển nhiều mô hình sản xuất góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm các loại cây trồng ngắn ngày vụ Hè thu. Diện tích các cây trồng như đậu phộng, bắp, mì, mía đều tăng hơn so cùng kỳ. Một số diện tích xuống giống sớm nay đã thu hoạch.

Giữa năm 2010, ông Lê Văn Thắng ở thôn An Sơn, xã Vĩnh Thạch (Vĩnh Linh, Quảng Trị) bắt đầu ra Rú Đưng, một khu rừng tự nhiên rộng 16 ha nằm trên địa bàn xã Vĩnh Thạch để phát triển kinh tế. Đem tiền tỷ đầu tư vào một khu rừng nguyên sinh là chuyện lạ đối với nhiều người quen biết ông Thắng lúc bấy giờ.

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

Ông Lê Văn Dũng, SN 1955, hiện ở ấp Long An B, xã Phú Thọ là người tiên phong của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá thác lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao thành công.