Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Mô Hình Làm Ăn Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Nhiều Mô Hình Làm Ăn Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 18/06/2013

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở tỉnh Đồng Tháp nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nên đã dần thoát khỏi đói nghèo, trở nên khá giả, có hộ thu nhập gần 800 triệu đồng/năm.

Điển hình như hộ ông Đặng Trường Thành ở ấp Đông Huề, xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc. Cuộc sống gia đình ông trước đây gặp không ít khó khăn: không nghề nghiệp, nhà chỉ có 8 công đất vườn luôn bị ngập lũ hàng năm. Để thoát nghèo, ông quyết định vét mương đất vườn nhà nuôi cá. Ông tận dụng nguồn xác dừa của các cơ sở chế biến dầu dừa cùng với rau muống để cho cá ăn hàng ngày. Đồng thời, ông lên liếp trồng thêm 7 ha chuối già cấy mô xuất khẩu và kết hợp nuôi tôm càng xanh trên sông với diện tích nuôi trên 15 ha.

Hàng năm, ngoài một vụ cá bán nghịch mùa, ông Thành còn thu hoạch 2 vụ tôm cộng với hơn 12 nghìn cây chuối già xuất khẩu, lợi nhuận kinh tế thu về khá cao, đời sống của gia đình ông bắt đầu khấm khá lên. Đến nay, diện tích đất của ông đã là 65 ha với 700 gốc xoài, 150 gốc mít, 40 gốc sầu riêng và hơn 5 công ruộng. Bình quân một năm, 60 ha đất vườn của ông Thành thu lãi hơn 400 triệu đồng.

Cũng như ông Thành, hộ gia đình anh Châu Văn Mum ở ấp Mỹ Thạnh, xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười , qua nhiều năm nuôi ếch đồng đạt hiệu quả không cao, đến năm 2002, sau khi tham quan học tập kinh nghiệm tại một số cơ sở nuôi ếch tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh và được cán bộ trạm khuyến nông huyện hướng dẫn, anh quyết định chuyển sang nuôi giống ếch Thái Lan lai Trung Quốc.

Anh Mum tận dụng mảnh đất trống sau vườn nhà để làm 6 vèo nuôi 7.000 con ếch giống. Các vèo nuôi ếch của anh được thiết kế khá đơn giản bằng cách xây tường xi măng trên khoảng đất hình chữ nhật rộng 4 m, dài 8 m và xây lên khoảng 0,4m , có rào lưới B40 bên ngoài cao 1 m. Bên trong tường được lót bằng tấm nilon “da rắn”, phía trên phủ bằng lưới cước để tạo bóng râm. Mỗi vèo đều có hệ thống bơm thoát nước ra ngoài.

Anh Mum cho biết, thức ăn chủ yếu của ếch là thức ăn viên công nghiệp. Ếch con sau 2 - 3 tháng thả nuôi sẽ đạt trọng lượng 200 – 300 g, bình quân 1kg ếch thịt chi phí khoảng 5.000 đồng, giá bán dao động từ 25.000 - 35.000 đồng/kg. Ngoài ra, trong quá trình nuôi, anh Mum còn cho ếch sinh sản để dự trữ cho mùa sau và cung cấp ếch giống cho các cơ sở khác. Với 50 cặp ếch giống bố mẹ sinh sản 3 lần/năm, mỗi lần cho từ 2.000 - 3.000 ếch con.

Ếch từ lúc mới nở đến khoảng 30 - 40 ngày đã cứng cáp, thích nghi được với điều kiện tự nhiên, khi đó anh đem bán cho các cơ sở nuôi với giá 700 - 900 đồng/con. Như vậy, ngoài việc xuất bán 5 - 7 tấn ếch thịt mỗi năm, anh Mum còn cung cấp cho các cơ sở trong và ngoài tỉnh hơn 200 nghìn con ếch giống, trừ các khoản chi phí, anh Mum lãi trên 200 triệu đồng.

Trường hợp gia đình ông Nguyễn Hồng Dân (Tư Dân) ở xã Tân Hòa (Lai Vung) lại có những nét khác. Sau nhiều năm buôn bán, tích lũy được số vốn kha khá, ông quyết định mua đất làm vườn. Giống cây ông chọn trồng là sầu riêng Thái Lan lai Miến Điện. Ông Tư Dân cho biết, để cây có trái đều, giai đoạn thụ phấn là rất quan trọng.

Khi trái to bằng nắm tay thì bắt đầu “tỉa” trái, nếu không cây sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi số lượng trái quá nhiều dẫn đến “cơm” sầu riêng bị “sượng”, quả nhỏ, năng suất thấp. Ngoài ra, ông Tư Dân còn tận dụng các diện tích trống còn lại trồng xen kẽ thêm gần 700 gốc măng cụt. Ước tính, với 4 ha đất trồng sầu riêng và măng cụt hơn 10 năm tuổi, mỗi mùa gia đình ông Tư Dân thu lãi 500 - 800 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Thời Tiết Thuận Lợi, Ngư Dân Khôi Phục Diện Tích Nuôi Nghêu Thời Tiết Thuận Lợi, Ngư Dân Khôi Phục Diện Tích Nuôi Nghêu

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, tình hình nuôi nghêu trên biển Tân Thành năm nay thuận lợi, không xảy ra tình trạng nghêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho địa phương như các năm vừa qua.

18/06/2014
Thả Tép Ra Đồng Thả Tép Ra Đồng

Lần theo địa chỉ được anh bạn giới thiệu, tìm về đúng khóm Tây Khánh 7, phường Mỹ Hòa (Tp. Long Xuyên, An Giang), chúng tôi hỏi thăm suốt dọc đường mà nghe tên ông Ba Kim ai cũng lắc đầu ngơ ngác. Nhưng chỉ cần “quá bộ” vài bước xuống cánh đồng ngay kế lộ, thì người nào cũng biết và nhiệt tình chỉ đường về “trại tép Ba Kim”.

18/06/2014
Sản Lượng Thủy Sản Ước Tăng Hơn 1 Nghìn Tấn Sản Lượng Thủy Sản Ước Tăng Hơn 1 Nghìn Tấn

Nơi có sản lượng đạt cao là Yên Dũng, Tân Yên, Lạng Giang, Việt Yên do nông dân đầu tư mở rộng diện tích nuôi thâm canh; công tác kiểm soát chất lượng thức ăn thủy sản, giống và phòng chống dịch bệnh trên cá được chú trọng đã hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi.

18/06/2014
Dầu Tiếng (Bình Dương) Nỗ Lực Đưa Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Ổn Định Dầu Tiếng (Bình Dương) Nỗ Lực Đưa Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Ổn Định

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện Dầu Tiếng có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp khá lớn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện. Cùng với việc phát huy thế mạnh chăn nuôi trong nông nghiệp, hiện Dầu Tiếng (Bình Dương) đang tập trung phát triển ngành này theo hướng công nghiệp.

18/06/2014
Hội Nông Dân Yên Đồng Thực Hiện Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Hội Nông Dân Yên Đồng Thực Hiện Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn

Với diện tích canh tác trên 740ha; trong đó đất 2 lúa có 445ha, đất chuyên màu trên 293ha, Yên Đồng là một trong những xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn của huyện Ý Yên (Nam Định). Triển khai chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất rau an toàn của Hội Nông dân (HND) tỉnh từ năm 2009, HND xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ nông dân chuyển đổi hơn 150ha đất 2 lúa ở các cánh đồng thôn Cốc Dương, An Trung sang trồng rau sạch nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác.

18/06/2014