Nhiều Mô Hình Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Trên Đất Lúa Đạt Hiệu Quả Cao

Theo Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Vĩnh Long), nhìn chung các loại cây rau màu, cây công nghiệp luân canh trên đất lúa thích hợp điều kiện tự nhiên, ngoài hiệu quả kinh tế, luân canh còn mang lại hiệu quả xã hội, môi trường, góp phần cải tạo đất, giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh cho các vụ tiếp theo.
Nhờ được tập huấn kỹ thuật tốt nên nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế khá, tăng so với sản xuất theo tập quán, lợi nhuận từ 5 - 10%, bình quân 1 vụ màu lợi nhuận cao từ 1,5 - 5 lần (theo điều tra giai đoạn 2007 - 2011).
Đến nay, tổng diện tích đã thực hiện chuyển đổi là 335,3ha. Điển hình như dưa hấu đạt năng suất 21 - 22 tấn/ha, lợi nhuận bình quân 47,2 triệu đồng/ha; bắp nếp lợi nhuận 17 triệu đồng/ha, năm 2014 nhân rộng 45ha; ớt năng suất 15 tấn/ha, lợi nhuận trên 398 triệu đồng/ha; đậu nành năng suất 1,5 - 3 tấn/ha, lợi nhuận 18 triệu đồng/ha, diện tích nhân rộng năm 2014 là 32ha.
Bên cạnh đó, mô hình trồng gừng thực hiện được 28 điểm, năng suất 30 - 40 tấn/ha, giúp nông dân tận dụng diện tích nhỏ, xen canh, dễ trồng; mô hình trồng ấu, khoai mỡ, khoai môn đều đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó mô hình trồng ấu trồng ở những vùng trũng rất được nông dân ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Phú Yên phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, tập trung chủ yếu ở TX Sông Cầu. Thế nhưng, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm bộc lộ nhiều hạn chế, không chỉ dịch bệnh thường xuyên hoành hành, mà thị trường tiêu thụ loại thủy sản này cũng bấp bênh.
Thời gian qua, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang kết hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành tổ chức Lễ ra mắt mô hình tổ liên kết nuôi cá điêu hồng, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú.
Hơn 10 năm qua, khi người dân thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm càng xanh (TCX) theo hướng thâm canh trên đất lúa ở xã Nhị Mỹ, mô hình đã tạo “cú hích” cho quá trình phát triển kinh tế vùng đất này.

Từ đầu năm đến nay, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa ẩm kéo dài, nắng nóng thất thường, nhiệt độ tăng cao đột biến so với mọi năm làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi, thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát sinh. Do chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nên đến thời điểm này đàn gia súc, gia cầm (GSGC) của tỉnh Nam Định vẫn được đảm bảo an toàn, chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, góp phần tăng trưởng kinh tế ngành NN và PTNT.