Nhiều Lĩnh Vực Tăng Trưởng Khá

Mặc dù thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhưng 6 tháng qua, UBND huyện Vân Canh đã bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, các nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014. Nhờ vậy, kết quả phát triển kinh tế của huyện tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của UBND huyện, giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản toàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 99,1 tỉ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều mô hình kinh tế vườn đồi và kinh tế gia trại phát triển. Trên địa bàn huyện hiện có 86 gia trại, trong đó có 15 gia trại trồng trọt, 15 gia trại chăn nuôi, 48 gia trại lâm nghiệp, 8 gia trại tổng hợp.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng an toàn sinh học; công tác lai tạo đàn bò được người dân chú trọng, tỉ lệ bò lai đạt gần 44% so tổng đàn, tăng 0,7% so cùng kỳ năm ngoái. Các mô hình nuôi chình bông thương phẩm, nuôi cá chình trong ao đất, nuôi hươu sao được thực hiện tốt, mang lại nguồn thu đáng kể cho hộ nông dân.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt tổng giá trị 14,5 tỉ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ; tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 13 tỉ đồng, tăng 11%; tổng mức hàng hóa bán lẻ, dịch vụ xã hội đạt 51,5 tỉ đồng, tăng 9,5%; thu ngân sách đạt gần 78% so với chỉ tiêu tỉnh giao, đạt 77% so với Nghị quyết HĐND huyện đề ra.
Bà Hoàng Thị Như Phương, Chủ tịch UBND huyện Vân Canh, cho biết: Từ nay đến cuối năm, huyện sẽ tăng cường triển khai công tác tập huấn phòng chống các loại dịch bệnh ở cây trồng và vật nuôi; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện ở địa phương; nhân rộng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công đạt hiệu quả kinh tế cao.
Huyện cũng sẽ tập trung phát triển các mô hình kinh tế vườn rừng, vườn nhà, gia trại, trang trại; thực hiện có hiệu quả đề án lai tạo đàn bò, thực hiện các dự án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn. Qua đó phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2014 mà Nghị quyết Huyện ủy, HĐND huyện đã đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2009, với việc đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại thả nuôi 150 thỏ con, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi nên thỏ bị dịch bệnh, việc chăn nuôi thất bại”. Không từ bỏ quyết tâm, cuối năm 2009, anh quyết định chuyển sang đầu tư nuôi rắn ri cá, ri voi cho kết quả khả quan.

Huyện Châu Thành có thế mạnh vườn cây ăn trái, với diện tích hơn 9.000ha. Trong đó, bưởi Năm Roi chiếm gần 20%, với hơn 1.705ha. Nhưng 3 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng bưởi ở Châu Thành có xu hướng giảm do vườn bưởi bị lão hóa, ảnh hưởng thời tiết làm phát sinh mầm bệnh.

Người nuôi cá lóc ở ĐBSCL đang thắng lớn khi giá cá đang đứng ở mức 42.000-45.000 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí người nuôi thu về lợi nhuận từ 10.000-15.000 đồng/kg.

Với lợi thế vùng đồng màu cùng với kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm tích lũy, các hộ nông dân xã Giao Phong (Giao Thủy) đã thực hiện nhiều biện pháp thâm canh, chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng với các công thức luân canh, xen canh, gối vụ hoặc trồng cây rau màu trái vụ một cách hợp lý, phù hợp với từng chất đất và mùa vụ, tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với dịch vụ thị trường tạo nên nhiều cánh đồng cho thu nhập hàng trăm triệu trên mỗi ha.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: 1- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; 2- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; 3- Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; 4- Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.