Nhiều hộ ương nuôi cá giống có lãi

Trong đó, giống cá rô phi giá 35.000 đồng/kg (mẫu 150 - 200 con/kg), giống cá điêu hồng 45.000 - 50.000 đồng/kg (mẫu 150 - 200 con/kg), cá chép 50.000 - 60.000 đồng/kg (mẫu 200 - 300 con/kg), cá mè trắng 35.000 đồng/kg (mẫu 200 - 300 con/kg), cá mè hoa 60.000 đồng/kg (mẫu 200 - 300 con/kg), cá sặc rằn 70.000 - 80.000 đồng/kg (mẫu 100 - 150 con/kg), cá trê 50.000 - 60.000 đồng/kg (mẫu 150 - 200 con/kg).
Tính đến tháng 5, tổng diện tích nuôi thủy sản của 3 quận, huyện Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ lần lượt là 92ha, 246ha và 306ha. Trong đó, diện tích nuôi thủy sản của Ô Môn chỉ đạt 62% so với cùng kỳ 2014, Thới Lai đạt 93% và Ô Môn đạt 96% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng diện tích nuôi cá tra giống 400ha tập trung ở huyện Cờ Đỏ với 267ha và diện tích các giống cá khác 55ha.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang và các địa phương đã xây dựng được 4.215ha các mô hình nhân giống lúa chất lượng cao, sản xuất lúa chất lượng cao, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”.

Mô hình này lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở xã Phước Mỹ, tạo nghề mới để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cho nông dân. Mô hình rất phù hợp với chăn nuôi gia đình vì kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ áp dụng, tận dụng được nguồn lao động và một số loại thức ăn là phế phụ phẩm nông nghiệp, thời gian vỗ béo ngắn, ít rủi ro hơn những đối tượng vật nuôi khác.

Hoạt động chăn nuôi đang có dấu hiệu khởi sắc, có lợi cho người nông dân. Đó là nhận định của ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 2/12, tại Hà Nội.

Những năm gần đây, nông dân huyện Năm Căn không ngừng tìm hướng đi mới trong sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình nuôi sò huyết giờ đã trở thành phong trào và giúp nhiều nông dân có thu nhập ổn định.

Cầm trên tay một khay bắp hạt, bà Trần Thị Sạ bước ra bên hiên nhà dưới gọi “lộc, lộc, lộc...” cả chục chú hươu mới trưởng thành chạy ùa ra trước sân chuồng đón mừng một bữa trưa thường nhật. Bỗng có khách lạ vào tham quan, chúng ngơ ngác chạy lùi ra xa. Bà Sạ kể: “Hồi mới đưa về xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng này, nuôi nhốt hai chục con hươu (còn gọi là con lộc) trong chuồng nhà mãi đến mấy tháng sau, chúng mới quen dần tiếng gọi, tiếng chân đi của chủ nhà…”.