Nhiều Hồ Tôm Ở Miền Trung Bị Dịch Bệnh

Chiều 2-6, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đến thời điểm này, đã có hơn 56ha tôm bị dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng do virus gây nên, chiếm khoảng 10% diện tích hồ nuôi. Dịch bệnh xảy ra nhiều nhất ở huyện Tư Nghĩa với trên 30ha, huyện Bình Sơn gần 10ha. Tại Bình Định, theo cơ quan chuyên môn, cũng đã có hơn 70ha mặt nước nuôi tôm bị dịch bệnh phải thu hoạch sớm…
Đây là năm thứ 3 liên tiếp nhiều vùng nuôi tôm tại Quảng Ngãi, Bình Định bị bệnh đốm trắng gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Ông Nguyễn Đức Lam, chuyên viên Phòng Nông nghiệp huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nguyên nhân vẫn do phần lớn con giống đưa vào nuôi chưa qua kiểm dịch, mật độ con giống thả nuôi nhiều hơn so với quy định từ 20 - 40 con/m2, môi trường bị ô nhiễm, điều kiện thời tiết nắng nóng...
Còn theo ông Võ Đình Tâm, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư và nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thủy sản Bình Định, do thả tôm sớm nên gặp rét lạnh kéo dài, sau đó thời tiết nắng nóng, độ mặn trong hồ nuôi tăng cao gây sốc cho tôm dẫn đến dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Trước áp lực gia tăng dân số, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đưa cây trồng biến đổi gien (CTBĐG) vào sản xuất. Thực tế cho thấy, các nước đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng CTBĐG đã thu lợi rất lớn so với các nước khác.

Do nắng nóng kéo dài nên nguồn nước tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bình Định bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trong vụ Hè Thu (HT) năm nay, nông dân nhiều địa phương đã chuyển diện tích lúa thiếu nước sang canh tác các loại cây trồng cạn, lợi nhuận tăng lên đáng kể.

Ngày 24-7, UBND quận Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức ra mắt, thành lập Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ hậu cần và khai thác nghề cá Hải Nhi (phường Thuận Phước, quận Hải Châu).

Thông tin từ Sở NN & PTNT, sản lượng tôm giống sản xuất và tiêu thụ lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 11,67 tỷ/kế hoạch 17 tỷ con (68,6%), giảm 23% so cùng kỳ (15,27 tỷ con). Mặc dù vậy, tình hình sản xuất, kinh doanh tôm giống hiện nay có thuận lợi do thời tiết đã có mưa.

Năm nay là năm thứ 4 nông dân ở các xã vùng ngập mặn, ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh tiếp tục thu được lợi nhuận cao từ mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển. Với diện tích bình quân 1 ha nuôi tôm sú kết hợp với cua biển, nông dân có thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng.