Nhiều hộ nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và không phép

Qua điều tra, khảo sát cho thấy, rất nhiều hộ nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và tại các tiểu khu 1, 2, 3 và 4 đều không có phép.
Mật độ nuôi quá dày đặc, trung bình các bè chỉ cách nhau khoảng 20 - 30m nên không bảo đảm điều kiện môi trường tốt nhất để nuôi trồng.
Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của các hộ chưa cao, tình trạng vệ sinh, súc rửa lồng bè và thu dọn thức ăn cặn bã cho vật nuôi chưa đúng quy cách khiến tình trạng ô nhiễm nội tại từ các lồng nuôi tăng cao.
Đặc biệt, trong số hơn 100 hộ thuộc các tiểu khu mà đoàn đã điều tra, khảo sát, có nhiều hộ lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng thủy nội địa.
Theo Thanh tra Sở GT-VT, luồng trên sông Chà Và thuộc luồng C1 nên phạm vi hành lang bảo vệ luồng là 15 - 20m; chiều rộng của luồng Chà Và hiện nay là 140m.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, rất nhiều lồng bè nuôi trồng thủy sản trên sông đều nằm trên hành lang bảo vệ luồng, ảnh hưởng đến việc giao thông của các phương tiện.
Được biết, sau đợt kiểm tra, khảo sát này, các cơ quan chức năng sẽ đưa ra phương án bố trí, sắp xếp di dời lồng bè đúng theo khoảng cách và theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Hôm nay 16-11, đoàn sẽ tiếp tục điều tra, khảo sát các hộ nuôi thuộc tiểu khu 5.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, hiện nay tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của Hà Nội là 30.840 ha (trong đó ao, hồ nhỏ là 6.706 ha, hồ chứa mặt nước lớn là 4.327 ha, ruộng trũng 19.807 ha…), ngoài ra còn một số con sông lớn như: sông Hồng, sông Bùi, sông Tích, sông Đáy… có khả năng phát triển nuôi cá lồng bè.

Ngư dân trong tỉnh An Giang đánh bắt được cá bông lau tại các bãi đánh trên sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, báo hiệu mùa cá bông lau đã bắt đầu. Đầu vụ cá năm nay, ngư dân đánh bắt được nhiều cá lớn (từ 5 – 8kg/con), giá bán từ 250.000 – 270.000 đồng/kg.

Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (sau đây gọi tắt là Trạm Cát Tiến) thuộc Trung tâm Giống thủy sản (Sở NN-PTNT) Bình Định, là nơi chuyên sản xuất giống thủy sản nước lợ và nước mặn. Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, công việc vất vả, nhưng các cán bộ của Trạm vẫn nỗ lực tạo nên những giống mới, giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.

Cá chép là loài thủy sản được nông dân chọn thả nuôi trên ruộng khá nhiều trong mùa lũ, vì loài cá này ăn thức ăn tự nhiên, tỷ lệ hao hụt ít. Năm nay lũ nhỏ, cá loại 1 ít; mặt khác, cá này dễ bị chết sau khi kéo khỏi mặt nước, nên không trữ lại được mà phải tiêu thụ ngay.