Nhiều hộ nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và không phép

Qua điều tra, khảo sát cho thấy, rất nhiều hộ nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và tại các tiểu khu 1, 2, 3 và 4 đều không có phép.
Mật độ nuôi quá dày đặc, trung bình các bè chỉ cách nhau khoảng 20 - 30m nên không bảo đảm điều kiện môi trường tốt nhất để nuôi trồng.
Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của các hộ chưa cao, tình trạng vệ sinh, súc rửa lồng bè và thu dọn thức ăn cặn bã cho vật nuôi chưa đúng quy cách khiến tình trạng ô nhiễm nội tại từ các lồng nuôi tăng cao.
Đặc biệt, trong số hơn 100 hộ thuộc các tiểu khu mà đoàn đã điều tra, khảo sát, có nhiều hộ lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng thủy nội địa.
Theo Thanh tra Sở GT-VT, luồng trên sông Chà Và thuộc luồng C1 nên phạm vi hành lang bảo vệ luồng là 15 - 20m; chiều rộng của luồng Chà Và hiện nay là 140m.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, rất nhiều lồng bè nuôi trồng thủy sản trên sông đều nằm trên hành lang bảo vệ luồng, ảnh hưởng đến việc giao thông của các phương tiện.
Được biết, sau đợt kiểm tra, khảo sát này, các cơ quan chức năng sẽ đưa ra phương án bố trí, sắp xếp di dời lồng bè đúng theo khoảng cách và theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Hôm nay 16-11, đoàn sẽ tiếp tục điều tra, khảo sát các hộ nuôi thuộc tiểu khu 5.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh có hơn 50ha trồng hoa phục vụ Tết Nguyên đán, chủ yếu là hoa đồng tiền, cúc, thược dược, cát tường... So với mọi năm, vụ hoa này gặp khó khăn bởi trời lạnh, nhiều loài sâu bệnh xuất hiện gây hại cho hoa tết. Vì vậy, dự báo chi phí người trồng hoa bỏ ra tăng từ 15-20% so với vụ hoa ở Tết năm trước.

Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, trong năm 2014, sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt 296.350 tấn, vượt 0,5% so với kế hoạch, tăng 3,7% so với năm 2013. Bà con ngư dân thực hiện đóng mới 101 chiếc tàu cá, đưa tổng số tàu cá toàn tỉnh hiện nay 6.276 chiếc, tổng công suất 1.040.325CV (trong đó có 5.887 chiếc tàu khai thác và 47 tàu làm dịch vụ nghề cá). Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 109 tổ đội đoàn kết trên biển.

Canh tác nông sản theo quy trình VietGAP góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng. Thế nhưng, sản phẩm VietGAP trên địa bàn tỉnh vẫn đang bị “lẫn lộn” với những sản phẩm thông thường khiến người nông dân canh tác theo quy trình VietGAP gặp khó khăn.

Phớt lờ cảnh báo của ngành nông nghiệp, bà con nông dân trong tỉnh ồ ạt chặt bỏ một số cây trồng dài ngày để trồng khoai mì mà không quan tâm đến đầu ra.Vì vậy, hiện bà con nông dân đang đứng trước cảnh dở khóc, dở cười khi khoai đã đến mùa thu hoạch nhưng lại không có người mua; hoặc phải bán với giá rẻ, chịu lỗ.

Đầu năm 2015, giá cá tra nguyên liệu tăng thêm 500 đồng/kg sau khi ổn định ở mức khá cao trong những tháng cuối năm 2014 khiến nông dân phấn khởi. Hiện nay, các doanh nghiệp thu mua cá tra của nông dân với giá 24.000-25.000 đồng/kg, trừ chi phí, bà con thu lãi 2.000-3.000 đồng/kg.