Nhiều hộ nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và không phép

Qua điều tra, khảo sát cho thấy, rất nhiều hộ nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và tại các tiểu khu 1, 2, 3 và 4 đều không có phép.
Mật độ nuôi quá dày đặc, trung bình các bè chỉ cách nhau khoảng 20 - 30m nên không bảo đảm điều kiện môi trường tốt nhất để nuôi trồng.
Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của các hộ chưa cao, tình trạng vệ sinh, súc rửa lồng bè và thu dọn thức ăn cặn bã cho vật nuôi chưa đúng quy cách khiến tình trạng ô nhiễm nội tại từ các lồng nuôi tăng cao.
Đặc biệt, trong số hơn 100 hộ thuộc các tiểu khu mà đoàn đã điều tra, khảo sát, có nhiều hộ lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng thủy nội địa.
Theo Thanh tra Sở GT-VT, luồng trên sông Chà Và thuộc luồng C1 nên phạm vi hành lang bảo vệ luồng là 15 - 20m; chiều rộng của luồng Chà Và hiện nay là 140m.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, rất nhiều lồng bè nuôi trồng thủy sản trên sông đều nằm trên hành lang bảo vệ luồng, ảnh hưởng đến việc giao thông của các phương tiện.
Được biết, sau đợt kiểm tra, khảo sát này, các cơ quan chức năng sẽ đưa ra phương án bố trí, sắp xếp di dời lồng bè đúng theo khoảng cách và theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Hôm nay 16-11, đoàn sẽ tiếp tục điều tra, khảo sát các hộ nuôi thuộc tiểu khu 5.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 19/7, kỹ sư Phạm Duy Phượng, giảng viên Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa (Phú Yên), cho biết, sau hơn nửa năm chế tạo thành công bộ thiết bị gây tê cá ngừ đại dương bằng điện, đến nay, ông đã chế tạo được hơn 30 bộ gây tê cá ngừ, cung cấp cho ngư dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Giá mỗi bộ thiết bị 25 triệu đồng, thấp hơn ba lần so với thiết bị cùng loại do Nhật Bản sản xuất.
Báo cáo của Chi cục Thủy sản cho thấy, nuôi cá lồng bè phát triển ổn định cả sản lượng và giá cả, trong khi nuôi cá tra tiếp tục thua lỗ.

Từ thổ nhưỡng thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có, nông dân xã Phú Thuận (An Giang) đang phục hồi, mở rộng vùng nuôi tôm càng xanh 502 héc-ta, trở thành vùng chuyên canh lúa-tôm lớn nhất tỉnh.

Ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) trong nông nghiệp được hiểu là đưa công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế.

Sáng 21/7, tại TP Tuy Hòa, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám và Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Văn Trúc đồng chủ trì hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Tham gia hội nghị có lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, đại diện một số cục, vụ, viện thuộc Bộ NN-PTNT; lãnh đạo UBND các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định; các doanh nghiệp và ngư dân tham gia chuỗi liên kết tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.