Nhiều Hộ Chăn Nuôi Xây Hầm Biogas Theo Thiết Kế Mới

Được thiết kế theo hệ thống khép kín, khí gas sau khi qua điều áp dẫn thẳng vào bếp gas, có van khoá an toàn nên không bị rò rỉ và không có mùi hôi.
Trong thời gian qua, việc xây hầm biogas theo Dự án nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học biogas do Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tài trợ đã góp phần rất lớn vào việc xử lý ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi gây ra, hạn chế dịch bệnh và bảo vệ cho nguồn nước, đồng thời còn góp phần giải quyết nhu cầu về năng lượng khí đốt.
Anh Nguyễn Văn Tâm, nhà ở ấp Đồng Kèn 1, xã Tân Thành (Tây Ninh) cho biết, nhà anh xây dựng hầm biogas theo Dự án được 3 năm. Loại hầm biogas này rất tốt, lượng gas rất nhiều, không bị rò rỉ. Trong 3 năm qua, gia đình anh Tâm chủ yếu sử dụng chất đốt từ hầm biogas này. Nhà kế bên nhà của anh Tâm cũng đã xây dựng hầm biogas và sử dụng ổn định.
Theo một cán bộ Trạm khuyến nông huyện Tân Châu, do được thiết kế theo hệ thống khép kín, khí gas sau khi qua điều áp dẫn thẳng vào bếp gas, có van khoá an toàn nên không bị rò rỉ và không có mùi hôi.
Tại ấp Đồng Kèn 2, Trạm khuyến nông cũng đang tiến hành xây dựng 5 hầm biogas theo mẫu thiết kế mới, dung tích mỗi hầm khí là 5m3, trị giá từ 12 triệu đồng/hầm, thời gian sử dụng từ 20 năm trở lên. Các hộ chăn nuôi xây dựng hầm khí biogas được hỗ trợ 1,2 triệu đồng/hầm, số tiền còn lại được vay với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, thời gian vay là 5 năm.
Được biết trong 9 tháng đầu năm 2014, Trạm khuyến nông huyện Tân Châu đã hỗ trợ cho nông dân xây dựng được 7 hầm khí biogas, trong đó ở xã Tân Thành 5 hầm, xã Tân Phú 1 hầm và xã Suối Dây 1 hầm. Tổng số hầm biogas trên địa bàn huyện Tân Châu từ khi triển khai dự án năm 2011 đến nay được nâng lên là 17 hầm.
Phía Trạm khuyến nông huyện Tân Châu cho biết, hiện đang có nhiều hộ dân đề nghị được đầu tư xây hầm biogas, Trạm đang tiếp tục khảo sát để cho xây dung.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều lần thất bại dẫn đến trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản, bà Phạm Thị Thu Cúc đã trải qua nhiều nghề cũng như bao thăng trầm trong cuộc sống, cuối cùng khi đến thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương bà đã tìm cho mình hướng đi riêng, đó là trồng rau thơm Tây, hiện mỗi năm bà thu về hơn 1 tỷ đồng.

Miệt mài đưa nông sản của nhà nông qua chế biến “made-in Quảng Ngãi” đi đến nhiều nước, những doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh không ngừng đầu tư để nâng cao chuỗi giá trị của hàng nông sản. Đây là những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, vừa được Bộ Công thương bình chọn.

Lê Trà Lĩnh được các cơ quan chức năng của tỉnh đánh giá có hàm lượng đường dinh dưỡng cao nhất so với các giống lê trong tỉnh. Cây lê được nhân dân huyện Trà Lĩnh trồng từ rất lâu đời, nhưng trải qua thời gian, cây lê gần như bị mai một, chỉ còn rải rác ở một số ít địa phương trong huyện.

Xã Vũ Hòa (Kiến Xương) triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu từ vụ xuân năm 2012 với tổng diện tích 50 ha. Sau 2 năm thực hiện, cánh đồng mẫu ở Vũ Hòa đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Nhận thấy, vào mùa lũ các loại rau, củ, quả thường có giá khá cao nên những năm gần đây, khi bắt đầu vụ tôm càng xanh mùa lũ, hàng trăm hộ dân ở huyện Lấp Vò đã tận dụng diện tích đất bờ bao nuôi tôm, để trồng các loại rau màu ngắn ngày như bầu, bí đỏ, khổ qua, dưa hấu, đậu bắp, cà tím...