Nhiều Hộ Chăn Nuôi Xây Hầm Biogas Theo Thiết Kế Mới

Được thiết kế theo hệ thống khép kín, khí gas sau khi qua điều áp dẫn thẳng vào bếp gas, có van khoá an toàn nên không bị rò rỉ và không có mùi hôi.
Trong thời gian qua, việc xây hầm biogas theo Dự án nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học biogas do Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tài trợ đã góp phần rất lớn vào việc xử lý ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi gây ra, hạn chế dịch bệnh và bảo vệ cho nguồn nước, đồng thời còn góp phần giải quyết nhu cầu về năng lượng khí đốt.
Anh Nguyễn Văn Tâm, nhà ở ấp Đồng Kèn 1, xã Tân Thành (Tây Ninh) cho biết, nhà anh xây dựng hầm biogas theo Dự án được 3 năm. Loại hầm biogas này rất tốt, lượng gas rất nhiều, không bị rò rỉ. Trong 3 năm qua, gia đình anh Tâm chủ yếu sử dụng chất đốt từ hầm biogas này. Nhà kế bên nhà của anh Tâm cũng đã xây dựng hầm biogas và sử dụng ổn định.
Theo một cán bộ Trạm khuyến nông huyện Tân Châu, do được thiết kế theo hệ thống khép kín, khí gas sau khi qua điều áp dẫn thẳng vào bếp gas, có van khoá an toàn nên không bị rò rỉ và không có mùi hôi.
Tại ấp Đồng Kèn 2, Trạm khuyến nông cũng đang tiến hành xây dựng 5 hầm biogas theo mẫu thiết kế mới, dung tích mỗi hầm khí là 5m3, trị giá từ 12 triệu đồng/hầm, thời gian sử dụng từ 20 năm trở lên. Các hộ chăn nuôi xây dựng hầm khí biogas được hỗ trợ 1,2 triệu đồng/hầm, số tiền còn lại được vay với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, thời gian vay là 5 năm.
Được biết trong 9 tháng đầu năm 2014, Trạm khuyến nông huyện Tân Châu đã hỗ trợ cho nông dân xây dựng được 7 hầm khí biogas, trong đó ở xã Tân Thành 5 hầm, xã Tân Phú 1 hầm và xã Suối Dây 1 hầm. Tổng số hầm biogas trên địa bàn huyện Tân Châu từ khi triển khai dự án năm 2011 đến nay được nâng lên là 17 hầm.
Phía Trạm khuyến nông huyện Tân Châu cho biết, hiện đang có nhiều hộ dân đề nghị được đầu tư xây hầm biogas, Trạm đang tiếp tục khảo sát để cho xây dung.
Có thể bạn quan tâm

Chim trĩ là loài chim quí hiếm, được một số nông dân miền núi và vùng Đông Nam bộ nuôi nhiều trong vài ba năm trở lại đây. Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản khác tiêu thụ bấp bênh thì chim trĩ luôn cho hiệu quả kinh tế ổn định ở mức cao. Hiện tại, một số nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chú trọng đầu tư nuôi giống chim này.

Hai mặt hàng đều đang đối mặt với những dịch bệnh có tên, mà nếu xảy ra thì chỉ có nước bỏ đi. Nhà vườn thanh long, hiện ai chẳng lo bệnh đốm trắng xuất hiện. Ban đầu chỉ trên dăm ba cây nhưng chỉ trong dăm ba ngày, lan ra cả nghìn cây trong vườn.

Mô hình nông trại “Vườn chim Việt” của anh Trần Nhữ Giáp ở xóm Đòng, xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Nuôi ghép ốc hương và hải sâm cát trong ao đất - đề tài khoa học cấp cơ sở của kỹ sư Nguyễn Thị Hương (Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm - Khuyến ngư TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) đang bước đầu đạt hiệu quả, mở ra hướng đi mới cho người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Về sản xuất giống thủy sản, phấn đấu sản lượng tôm sú giống đạt 4 tỷ con, tôm thẻ chân trắng đạt 15 tỷ con, giống ốc hương 60 triệu con, giống thủy sản nước ngọt 30 triệu con và giống các loại thủy sản khác 10 triệu con.