Nhiều Hộ Chăn Nuôi, Nuôi Trồng Thủy Sản Ven Đô Bị Mất Trắng Sau Bão

Mặc dù cơn bão số 10 không trực tiếp đổ bộ vào thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên, do mưa to kèm theo gió lớn nên các khu vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ven đô bị thiệt hại khá nặng.
Anh Nguyễn Văn Nguyên – Chủ trang trại chăn nuôi gà quy mô lớn ở xóm Đông Đoài (xã Thạch Hạ) cho biết, sau khi nhận được thông tin về cơn bão số 10, hộ gia đình đã chủ động chồng chéo nhà cửa, lán trại, đảm bảo an toàn cho vật nuôi. Song, do nước thủy triều dâng quá nhanh, toàn bộ trang trại chăn nuôi bị cô lập, nước ngập hơn 1m, gia đình không kịp sơ tán nên hầu hết vật nuôi đã bị chết do ngạt nước
Theo thống kê, hơn 1 vạn con gà từ 1 đến 2 tháng tuổi đã bị chết do ngạt nước, thiệt hại ước tính hơn 1,2 tỷ đồng. “Khu vực này mấy chục năm nay không hề ngập, nên chúng tôi có phần chủ quan không tính đến phương án di dời vật nuôi đến chỗ an toàn dẫn nên mất trắng cả!”, ông Nguyên chia sẻ.
Ngay sau khi nhận được thông tin về thiệt hại của mô hình chăn nuôi gà ở Thạch Hạ, Trung tâm ƯDKHKT& Bảo vệ cây trồng, vật nuôi thành phố đã cấp phát thuốc khử trùng, cử cán bộ chuyên môn xuống hỗ trợ gia đình tiêu hủy tàn bộ vật nuôi bị chết theo vệ sinh môi trường theo quy định, không để dịch bệnh bùng phát dịch bệnh, đồng thời phân loại tình hình sức khỏe số vật nuôi còn lại để chăm sóc, nuôi dưỡng.
Theo ông Lê Huy Chương – Chủ nhiệm HTX nuôi cá lồng bè Thạch Hạ, mặc dù các xã viên đã kịp thời sơ tán vật nuôi ra khỏi lòng bè, nhưng do thủy triều lên quá nhanh, các ao hồ dùng để làm nơi trú ẩn cho đàn cá bị tràn ngập nên toàn bộ số lượng cá được di chuyển vào đây cũng trôi theo dòng nước. Tính riêng hộ gia đình ông Chương đã bị mất trắng hơn 5.000 con cá chẽm 6 tháng tuổi, nếu tính chung của cả hợp tác xã thì thiệt hại do mưa bão gây ra lên đến hàng tỷ đồng.
Chủ tịch UBND xã Thạch Hạ Trương Công Trung cho biết thêm, ngoài những thiệt hại về tài sản do nhà cửa, trường học bị tốc mái thì đợt mưa bão hôm qua, các hộ nuôi trồng thủy hải sản là những người phải gánh chịu nhiều tổn thất nhất. Toàn bộ sản lượng thủy sản trên 109 ha diện tích nuôi trồng của địa phương bị mất trắng, đáng chú ý hơn cả là 2 ha cá đối nục, cá Hồng Mỹ và 4 ha nuôi tôm, 10 ha nuôi cá chẽm đang vào mùa chính vụ đều bị cuốn trôi.
Theo thống kê ban đầu của Ban Chỉ huy PCLB&TKCN thành phố, bão số 10 đã làm tốc mái, hư hỏng 19 ngôi nhà; 55 nhà dân bị ngập lụt; gần 12.000 con gia cầm bị chết; 800m kênh mương cứng và kênh bê tông bị sập, bồi lấp; 121 ha nuôi trồng thủy sản bị mất trắng; 58 cột điện các loại bị nghiêng, gãy đổ… Ước tính thiệt hại gần 5,2 tỷ đồng.
Ngay sau khi cơn bão đi qua, lãnh đạo thành phố Hà Tĩnh đã kịp thời đến thăm hỏi, động viên các gia đình chịu thiệt hại do mưa bão gây ra. Tại cuộc kiểm tra, đánh giá thiệt hại do mưa bão gây ra vào sáng nay, Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh Trần Thế Dũng yêu cầu các địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra, sớm phục hồi sản xuất.
Đối với các hộ chịu ảnh hưởng, tùy theo mức độ thiệt hại, thành phố sẽ có các chính sách hỗ trợ, tuyệt đối không để các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, XK cá tra sang Mỹ trong 5 tháng đầu năm nay đạt 126,6 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau 3 tháng XK cá tra sang thị trường này sụt giảm liên tiếp, với tỷ trọng 18,6% tổng giá trị XK cá tra Việt Nam, Mỹ đã phải nhường ngôi vị quán quân cho thị trường EU, với tỷ trọng 20,7%.

Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong tháng 5, đặc biệt XK sang thị trường Mỹ đã nhanh chóng vượt xa Nhật Bản và EU. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, XK tôm Việt Nam trong tháng 5/2013 đạt 345 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang hầu hết các thị trường chính đều tăng mạnh nhờ đó, tổng XK tôm 5 tháng của Việt Nam tăng 70,4% lên 1,4 tỷ USD.

Vốn gắn bó với cây trồng truyền thống là cà phê nhưng ông Hoàng Ngọc Tứ ở thôn Gia Thạnh, thị trấn Đinh Văn (Lâm Hà - Lâm Đồng) vẫn không ngừng tìm tòi, học hỏi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập cho gia đình.

Hươu là động vật hoang dã dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là những lợi thế góp phần làm nên hiệu quả từ mô hình nuôi hươu lấy nhung của nông dân Trương Đình Phú, trú tại phường Hương Xuân (TX Hương Trà - Thừa Thiên Huế).

Đứng cạnh đám cỏ trồng cao không quá gang tay, ông Nguyễn Văn Tấn ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) cho biết: “Nắng quá khiến đám cỏ trồng bị thiếu nước, không phát triển. Tôi cắt lứa vừa rồi cách nay một tháng, đến nay thân cây không ra thêm lá non nào. Trước đây bỏ ra 30 phút để cắt cỏ về cho bò ăn cả ngày, còn nay mang giỏ ra ngồi “nạo” sát bờ ruộng suốt buổi không đầy giỏ cỏ”.