Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều đề xuất nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

Nhiều đề xuất nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
Ngày đăng: 13/10/2015

Nông - thủy sản sụt giảm

Đánh giá về tình hình xuất khẩu trong 9 tháng qua, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt gần 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu của các DN FDI (không kể dầu thô) đạt 82,2 tỷ USD, tăng 21,1% và chiếm 68,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng 78,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 19,2% so với cùng kỳ.

Trong khi đó nhóm hàng nông - thuỷ sản và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản gặp nhiều khó khăn, lần lượt giảm 9,9% và 45,5% so với cùng kỳ.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị

Theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, nhóm hàng nông - thủy sản xuất khẩu có kim ngạch sụt giảm là do nguồn cung các nước xuất khẩu dồi dào, tạo cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Ngoài ra, đồng USD lên giá so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới, trong đó có những đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu với Việt Nam như Ấn Độ (xuất khẩu tôm), Braxin (xuất khẩu cà phê)… đã tạo thêm sức ép cạnh tranh cho nông - thủy sản của Việt Nam, dẫn tới sự sụt giảm kim ngạch của thủy sản, cà phê, cao su và gạo.

Trong các tháng cuối năm, dự báo gạo sẽ có nhiềuthuận lợi hơn khi thị trường có hợp đồng tập trung như Philippines trở lại nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Dự kiến tổng lượng xuất khẩu gạo cả năm đạt khoảng 6,5 triệu tấn, trị giá 431 triệu USD. Với thủy sản, dự kiến kim ngạch cả năm sẽ đạt 6,8 tỷ USD, các ngành khác như cà phê, cao su… cũng dự báo sẽ có sự bứt phá hơn.

Tuy nhiên, thị trường vẫn còn nhiều khó khăn do các nước phát triển và các thị trường lân cận như Malaysia, Indonesia, Thái Lan… đang ngày càng gia tăng xu hướng phòng vệ thương mại để tạo rào cản, bảo hộ sản xuất trong nước. Vì vậy, DN cần chú ý, chủ động trong ứng phó và nghiên cứu phát triển thị trường.

Nhiều đề xuất nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong các tháng cuối năm, bà Trần Thị Thúy Hoa – Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam - đề xuất, ngoài sự nỗ lực của DN trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cần có sự hỗ trợ của Nhà nước bằng việc chỉ định một cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng cao su xuất khẩu.

Khi kiểm soát tốt về chất lượng, sức cạnh tranh của ngành sẽ tăng lên, từ đó tiếp cận thị trường sẽ tốt hơn.

Ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex - kiến nghị, muốn giữ giá cà phê cần sự hợp tác giữa Hiệp hội Cà phê Việt Nam với Hiệp hội cà phê các nước xuất khẩu khác.

Để làm được cần có bóng dáng của cơ quan Chính phủ ở phía sau hỗ trợ.

Với kinh nghiệm giữ giá của ngành hồ tiêu, ông Trần Đức Tụng - Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam - cho rằng muốn nâng cao giá trị xuất khẩu, tạo thuận lợi cho DN thì việc xác định thông tin thị trường một cách chuẩn xác có ý nghĩa vô cùng quan trọng và vai trò này thuộc về Hiệp hội.

Suốt nhiều năm nay, ngành hồ tiêu luôn đạt giá trị kim ngạch năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận của DN, nông dân cùng tăng là do Hiệp hội đã làm tốt công tác dự báo cung - cầu, thông tin nhanh về giá thị trường tới DN và nông dân.

Đặc biệt, Hiệp hội luôn đi khảo sát thực tế tại các vùng trồng hồ tiêu để nắm bắt thông tin thực tế, qua đó có những giải pháp đúng đắn cho ngành.

Còn theo bà Mai Thị Ánh Tuyết - Giám đốc Sở Công Thương An Giang - muốn đẩy mạnh xuất khẩu cần có giải pháp cụ thể cho DN tiếp cận nguồn vốn, đồng thời các Hiệp hội, ngành hàng cần thể hiện vai trò rõ nét hơn trong việc hỗ trợ DN mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu…

Ngoài ra, bản thân các DN cũng phải xác định rõ vai trò của thị trường nội địa để có hướng thâm nhập hiệu quả, tạo đầu ra ổn định cho hàng hóa sản xuất.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Bộ Công Thương sẽ ghi nhận tất cả những giải pháp, đề xuất của DN, Hiệp hội và trao đổi với Tổ điều hành xuất khẩu liên ngành để đưa ra hướng giải quyết kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp DN đẩy mạnh xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Thị trường trái cây đích ngắm 2 tỷ USD Thị trường trái cây đích ngắm 2 tỷ USD

Theo thống kê của Bộ Công Thương, xuất khẩu trái cây Việt Nam liên tục tăng, từ 827 triệu USD (2012) lên 1 tỷ USD (2013) và 1,477 tỷ USD (2014). Với kết quả tăng trưởng khả quan này, năm 2015, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu trái cây lên 2 tỷ USD. Liệu đích ngắm ấy có quá xa?

05/10/2015
Lúa dược liệu đắt như tôm tươi Lúa dược liệu đắt như tôm tươi

Gạo có hàm lượng chất dinh dưỡng cao (còn gọi gạo dược liệu) được khách hàng châu Âu tìm đến tận ruộng đặt mua với giá cao ngất ngưởng.

05/10/2015
Khởi nghiệp bằng nghề nuôi bồ câu Khởi nghiệp bằng nghề nuôi bồ câu

Chán sự gò bó, suốt ngày quanh quẩn trong nhà máy khi làm công nhân, anh Quách Thành Nguyên (32 tuổi, ngụ KP.12, xã Long Đức, H.Long Thành, Đồng Nai) quyết định khởi nghiệp với nghề nuôi bồ câu.

05/10/2015
Phân tích kỹ thuật thị trường cà phê ngày 03/10/2015 Phân tích kỹ thuật thị trường cà phê ngày 03/10/2015

cà phê Robusta kỳ hạn 11/15: Giá mở cửa tại 1.563, mức thấp nhất trong phiên 1.562, bên bán và bên mua tranh chấp vùng 1565 - 1780 gần như hết phiên có giá cao nhất 1.785, áp lực bán đẩy xuống 1.562, bên mua đẩy lên đóng cửa 1.578, khối lượng giao dịch 5.820 lô.

05/10/2015
 Hàng ngàn ha hồ tiêu nhiễm bệnh Hàng ngàn ha hồ tiêu nhiễm bệnh

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện tại tỉnh Bình Phước có gần 1.800ha hồ tiêu của người dân bị nhiễm bệnh vì mưa nắng bất thường, trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện Bù Gia Mập, Bù Đốp và Lộc Ninh.

05/10/2015