Nhiều cơ hội xuất khẩu tôm Việt Nam

Mới đây, tại TP Cần Thơ, gần 100 đại biểu lãnh đạo Sở NN-PTNT các tỉnh ven biển có vùng nuôi tôm ở ĐBSCL và đại diện các DN chế biến XK thủy sản tham dự hội nghị “Tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với thương mại xuất nhập khẩu tôm của Việt Nam” do Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối phối hợp với Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức.
Các DN chế biến thủy sản Việt Nam cho rằng, với 8 hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và 6 hiệp định quan trọng đang được đàm phán sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại và XK thủy sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Phú Hòa, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhận định: Đây sẽ là cơ hội để các DN thủy sản Việt Nam mở rộng và tiếp cận thị trường.
Theo bà Nguyễn Bích, chuyên gia VASEP, Việt Nam hiện đang đứng hàng đầu thế giới về giá trị XK tôm với 96 thị trường.
Trong đó, Mỹ (27%), EU (27%), Nhật (19%) là những thị trường trọng điểm. Chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện và được xem như là ưu điểm của ngành tôm Việt Nam.
Tốc độ XK tôm tăng đều đặn trong 10 năm qua đặc biệt là năm 2014 tăng nhanh do giá tôm tăng, trừ năm 2012 giảm do dịch bệnh EMS.
Mới đây (ngày 5/5), FTA Việt Nam - Hàn Quốc vừa được ký kết, mở ra được thị trường tiềm năng. Ngoài ra, FTA Việt Nam- EU được kỳ vọng sớm được ký kết và tạo ra động lực lợi thế cạnh tranh mới trên thị trường EU.
Bên cạnh đó còn có một lợi thế không nhỏ, bà Bích cho rằng: Hiện nay công nghệ chế biến, trình độ nhân lực Việt Nam về tôm hơn hẳn so với các quốc gia sản xuất tôm trên thế giới.
Hiện nay, Việt Nam có 12 DN được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP), đây là một tiêu chí cao nhất của BAP. Việt Nam cũng là nước có số DN lớn nhất trên thế giới đạt tiêu chuẩn này (Thái Lan có 7 DN, Trung Quốc và Ấn Độ có 2 DN...).
Thừa nhận đứng trước cơ hội, nhưng ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Minh Phú Group vẫn băn khoăn: DN vui mừng khi các hiệp định được ký kết, khi đó thuế giảm, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy vậy, lợi thế nhiều nhưng bất lợi không ít.
Các DN XK tôm đang lo lắng như: Vai trò của Chính phủ, các bộ ngành can thiệp kịp thời khi phát sinh vấn đề vi phạm các cam kết đối với các nước tham gia hiệp định; vốn đầu tư để DN vượt qua các rào cản kỹ thuật, hạn ngạch và Luật Lao động và một số cơ chế chính sách của Việt Nam khiến DN gặp nhiều bất cập trong cách tính, quy định về chế độ, ngày giờ làm việc…
Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên phối hợp với Công ty Syngenta tổ chức trồng lúa theo mô hình GroMore (giải pháp tích hợp cây lúa giúp cải thiện năng suất và thu nhập cho người nông dân). Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar được xem là thiết bị liên lạc hiện đại nhất hỗ trợ tàu cá hành nghề trên biển. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng, ngư dân không mấy mặn mà vì cho rằng nó không phát huy tác dụng như mong đợi.

Sau nhiều vụ thả nuôi sò trên đầm Thủy Triều, nhiều ngư dân ở tổ dân phố Hoà Dò 4, phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thắng lớn. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi sò, ngư dân Lê Văn Hoàng cho biết: “Mặc dù bà con nơi đây không được chuyển giao kỹ thuật nuôi thả sò, nhưng cứ mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên vụ nào cũng lãi”.

Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường nước vùng đầm phá. Ở Chi hội nghề cá Cồn Hạc Châu (thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) bà con ngư dân nuôi tôm, cá sử dụng thức ăn tự nhiên góp phần làm sạch môi trường nước.

Đại diện cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi cá tra đều đồng tinh rằng việc nuôi theo hợp đồng với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra là cách bảo đảm cho người nuôi có lãi, hạn chế rủi ro khi nguồn nguyên liệu dư thừa hay thiếu hụt đẩy người nuôi cá nhỏ lẻ vào cảnh khó khăn.