Nhiều Chính Sách Giúp Ngư Dân Bám Biển

Ngư dân khai thác hải sản ngày càng khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, giá cá bấp bênh trong khi ngư trường ngày càng cạn kiệt. Để giúp ngư dân ổn định sản xuất, gắn bó với nghề và vươn ra khơi xa, thời gian qua nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân luôn được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, thực hiện các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngư dân khai thác, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, từ năm 2008 đến nay toàn tỉnh Bình Thuận đã chi trả hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định, như hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu đánh bắt hải sản có công suất từ 90CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá với mức hỗ trợ 70 triệu đồng tàu/năm. Hỗ trợ ngư dân thay máy tàu (từ 90CV trở lên) sang loại máy mới ít tiêu hao nhiên liệu hơn với mức hỗ trợ 18 triệu đồng/máy/năm. Hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản có công suất từ 40CV trở lên, tàu dịch vụ khai thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên tàu cá, tàu dịch vụ với mức hỗ trợ:
Nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên hàng năm. Ngoài ra còn hỗ trợ nhiên liệu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá với các mức hỗ trợ theo công suất máy. Đây là lần đầu tiên Nhà nước có các khoản hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động khai thác, dịch vụ nghề cá. Qua đó đã có tác động tích cực, giúp ngư dân duy trì hoạt động sản xuất trên biển trong điều kiện giá nhiên liệu tăng cao, sản xuất khó khăn khiến nhiều tàu thuyền phải nằm bờ. Bên cạnh đó, thông qua các quy định về điều kiện được hỗ trợ đã góp phần nâng cao ý thức của ngư dân trong việc chấp hành các quy định về đăng ký, đăng kiểm, trang bị an toàn cho tàu cá, cấp phép khai thác thủy sản...
Bên cạnh chính sách hỗ trợ nhiên liệu cho ngư dân, thời gian qua các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã triển khai kịp thời và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ngư dân vay vốn phát triển sản xuất. Trong đó, nhu cầu vay vốn chủ yếu để đóng tàu, mua sắm các trang thiết bị, vật tư, ngư lưới cụ, xăng dầu…phục vụ cho các hoạt động khai thác, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Tính đến giữa năm 2013, dư nợ cho vay phục vụ sản xuất và đời sống ngư dân toàn tỉnh đạt 1.038 tỷ đồng/11.791 khách hàng, với lãi suất cho vay ở mức từ 9 - 12%/năm. Trong đó, dư nợ cho vay đóng tàu đạt 11,76 tỷ đồng/25 khách hàng/lãi suất 11,5%/năm; dư nợ cho vay để phục vụ việc khai thác, chế biến hải sản và phục vụ đời sống của ngư dân đạt 1.026,24 tỷ đồng/11.766 khách hàng/lãi suất 9 - 12%/năm.
Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian qua đã góp phần giúp ngư dân vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, mở rộng ngư trường để nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước cải thiện thu nhập, ổn định đời sống. Qua đó kết hợp sản xuất với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Sau vài năm thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển, số tàu cá hoạt động trên các vùng biển xa của tỉnh đã tăng hơn 2 lần. Tuy vậy, các chính sách hỗ trợ thời gian qua so với đặc điểm, tính chất đầu tư và sản xuất nghề cá, nhất là đối với nghề khai thác xa bờ vẫn còn nhiều hạn chế. Do chi phí đầu tư thuyền nghề đánh bắt xa bờ khá cao, ngư dân lao động trong môi trường nặng nhọc, nhiều rủi ro nhưng chính sách hỗ trợ chưa thật tương xứng...Ngư dân khai thác hải sản ngày càng khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, giá cá bấp bênh trong khi ngư trường ngày càng cạn kiệt. Để giúp ngư dân ổn định sản xuất, gắn bó với nghề và vươn ra khơi xa, thời gian qua nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân luôn được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, thực hiện các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngư dân khai thác, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, từ năm 2008 đến nay toàn tỉnh Bình Thuận đã chi trả hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định, như hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu đánh bắt hải sản có công suất từ 90CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá với mức hỗ trợ 70 triệu đồng tàu/năm. Hỗ trợ ngư dân thay máy tàu (từ 90CV trở lên) sang loại máy mới ít tiêu hao nhiên liệu hơn với mức hỗ trợ 18 triệu đồng/máy/năm. Hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản có công suất từ 40CV trở lên, tàu dịch vụ khai thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên tàu cá, tàu dịch vụ với mức hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên hàng năm.
Ngoài ra còn hỗ trợ nhiên liệu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá với các mức hỗ trợ theo công suất máy. Đây là lần đầu tiên Nhà nước có các khoản hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động khai thác, dịch vụ nghề cá. Qua đó đã có tác động tích cực, giúp ngư dân duy trì hoạt động sản xuất trên biển trong điều kiện giá nhiên liệu tăng cao, sản xuất khó khăn khiến nhiều tàu thuyền phải nằm bờ. Bên cạnh đó, thông qua các quy định về điều kiện được hỗ trợ đã góp phần nâng cao ý thức của ngư dân trong việc chấp hành các quy định về đăng ký, đăng kiểm, trang bị an toàn cho tàu cá, cấp phép khai thác thủy sản...
Bên cạnh chính sách hỗ trợ nhiên liệu cho ngư dân, thời gian qua các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã triển khai kịp thời và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ngư dân vay vốn phát triển sản xuất. Trong đó, nhu cầu vay vốn chủ yếu để đóng tàu, mua sắm các trang thiết bị, vật tư, ngư lưới cụ, xăng dầu…phục vụ cho các hoạt động khai thác, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Tính đến giữa năm 2013, dư nợ cho vay phục vụ sản xuất và đời sống ngư dân toàn tỉnh đạt 1.038 tỷ đồng/11.791 khách hàng, với lãi suất cho vay ở mức từ 9 - 12%/năm. Trong đó, dư nợ cho vay đóng tàu đạt 11,76 tỷ đồng/25 khách hàng/lãi suất 11,5%/năm; dư nợ cho vay để phục vụ việc khai thác, chế biến hải sản và phục vụ đời sống của ngư dân đạt 1.026,24 tỷ đồng/11.766 khách hàng/lãi suất 9 - 12%/năm.
Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian qua đã góp phần giúp ngư dân vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, mở rộng ngư trường để nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước cải thiện thu nhập, ổn định đời sống. Qua đó kết hợp sản xuất với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Sau vài năm thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển, số tàu cá hoạt động trên các vùng biển xa của tỉnh đã tăng hơn 2 lần. Tuy vậy, các chính sách hỗ trợ thời gian qua so với đặc điểm, tính chất đầu tư và sản xuất nghề cá, nhất là đối với nghề khai thác xa bờ vẫn còn nhiều hạn chế. Do chi phí đầu tư thuyền nghề đánh bắt xa bờ khá cao, ngư dân lao động trong môi trường nặng nhọc, nhiều rủi ro nhưng chính sách hỗ trợ chưa thật tương xứng...
Có thể bạn quan tâm

Là xã ven biển có diện tích mặt nước mặn, lợ chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên, Đồng Rui có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi thuỷ cầm. Những năm qua, người dân xã đã tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn đưa giống vịt biển vào nuôi. Hiện nuôi vịt biển đã trở thành một trong những mô hình kinh tế mang lại nguồn thu lớn cho bà con ở đây.

Đã có “địa lợi” và “nhân hòa”, nhưng khi mới bắt tay nuôi bò sữa, người dân Bảo Lộc chưa gặp được “thiên thời”. Bởi cách đây khá lâu, người chăn nuôi bò sữa thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu đồng cỏ… đã đành, nhưng đến lúc sản xuất được sữa tươi rồi, thì việc đem bán cũng lắm nhiêu khê. Chỉ mấy năm gần đây, nghề chăn nuôi bò sữa tại Bảo Lộc mới bắt đầu có “tín hiệu” phát triển đáng mừng.

Ông Trần Nguyễn Hồ nói: “Đối với tôi, phía đối tác yêu cầu 400.000 trứng/ngày nhưng tôi chỉ đáp ứng 100.000 trứng, đáp ứng không nổi. Tiêu chuẩn thì đạt, trước khi container đưa về bên đó, có người kiểm tra, gửi mẫu về, khi đạt mới cho đi”.

Tại hội thảo, các đại biểu nêu lên 4 liên kết cần phải làm ngay: Đó là liên kết giữa cơ sở sản xuất con giống và cơ sở nuôi thương phẩm; Liên kết cơ sở thức ăn, sản xuất thương phẩm; cơ sở thú y và cơ sở con giống; Liên kết cơ sở chăn nuôi thương phẩm, giết mổ chế biến và tiêu thụ.

Từ ngày 1/1/2015, vùng nông nghiệp Lâm Đồng phải loại trừ hoàn toàn thuốc Methyl Bromide xông hơi, khử trùng trong sản xuất các loại rau, hoa… theo cam kết của Việt Nam đối với việc thực hiện Nghị định thư Montreal của Liên Hiệp Quốc về chống suy giảm tầng ôzôn.